Viết một bài văn (khoảng 1 trang giấy) phân tích 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
0 bình luận về “Viết một bài văn (khoảng 1 trang giấy) phân tích 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích””
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc là danh nhân văn hóa thế giới. Nhắc đến ông, người ta kể đến ” Truyện Kiều”- một tác phẩm đã nâng Tiếng Việt lên thành ngôn ngữ dân tộc. Và có đọc tám câu thơ cuối của đoạn ” Kiều ở lầu Ngưng Bích” ta mới cảm nhận được nét tinh tế của bút pháp tài ba của Nguyễn Du, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Tám câu thơ đã diễn tả tâm trạng cô đơn buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều.
Sống trong lầu Ngưng Bích không khác gì đang bị giam lỏng, Kiều một mình bơ vơ, chơ chọi giữa không gian mênh mông.
“Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng, cánh buồm xa xa”
Cửa bể là không gian biển khơi mênh mông, lại đặt trong thời gian chiều tà. Không gian và thời gian đã gợi nỗi vắng vẻ, mang một chút đượm buồn. Cảnh chiều hôm giữa không gian bao la ấy có một cánh buồm lẻ loi, lúc ẩn lúc hiện ” thấp thoáng” đã gợi lên cho ta sự lưu lạc tha hương cùng với nỗi buồn da diết của đứa con nơi ” đất khách quê người”.
Trong không gian vô định kia, Kiều như nhìn thấy cánh hoa trôi và nghĩ đến thân phận mình hiện tại của mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trời man mác biết là về đâu”
Không gian nơi đây không chỉ mênh mông mà nó còn mạnh mẽ dữ dội khiến cho cánh hoa trôi nổi trên mặt nước. Đó cũng chính là cuộc đời của Kiều trôi nổi giữa dòng đời.
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Hai câu thơ đã cho thấy tâm trạng sợ hãi, lo lắng của Kiều đã nâng lên thành tâm trạng tuyệt vọng, bế tắc. Cảnh “nội cỏ rầu rầu” đã gợi sự héo úa, tàn lụi. Đó không phải là một màu xanh của tự nhiên mà là một màu của sự u buồn càng làm cho Thúy Kiều thêm chán ngán, vô vọng.
Hai câu thơ cuối có thể coi là bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến đỉnh điểm. Âm thanh duy nhất xuất hiện gắn với sự mạnh mẽ.
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tất cả nhưunxg sự vật này nhưu chế độ phong kiến luon luôn bao quanh và vùi dập cuộc đời của Kiều vậy. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều.
Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cùng biện pháp tu từ điệp ngữ ” buồn trông” đã gợi nỗi buồn điệp trùng, triền miên, tạo âm hưởng của một bản nhạc buồn. Ngaoì ra, Nguyễn Du cũng rất thành công trong việc sử dụng hàng loạt từ láy ” thấp thoáng” , ” xa xa” ” man mác” “rầu rầu” ” xanh xanh” ” ầm ầm” đứng ở cuối câu tạo nên nhịp điệu trầm và đã diễn tả sâu sắc tâm trạng đau thương, buồn thảm của Kiều.
Tóm lại, tám câu cuối bài ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng về số phận và cuộc đời của Thúy Kiều trong lầu Ngưung Bích.
Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện rất hành công tâm trạng cô đơn, buồn tủi, lo sợ cho tương lai của Kiều qua 8 câu thơ cuối đoạn bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Tám câu thơ lục bát vừa thể hiên thực cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi biểu hiện của cảnh đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng con người.
(trong đó mỗi cảnh lại khơi gợi ở Kiều những tâm trạng, cảm giác khác nhau khiến cảnh mỗi lúc một buồn hơn )
* Bốn bức tranh thể hiện bốn nỗi buồn được tác giả khắc hoạ qua điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu thơ:
– Có nghĩa là buồn mà trông ra bốn phía. Trong điệp ngữ “buồn trông” có cái thoảng thốt lo âu, có cái xa lạ, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu bơ vơ trước cuộc đời đầy rẫy cạm bẫy.
– “Buồn trông ” kết hợp với các hình ảnh đứng sau diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau.
– Điệp ngữ kết hợp với các từ láy tượng hình tạo nên nhịp điệu diễn tả nỗi buồn- điệp khúc tâm trạng ngày càng tăng, dâng lên lớp lớp vô tận.
* Cảnh đầu tiên là không gian rộng lớn nơi cửâ bể chiều hôm:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
– Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là hình ảnh rất đắt để thể hiện cảnh ngộ và nội tâm của Kiều : một mình lẻ loi, đơn độc, nhỏ nhoi giữa không gian rộng lớn vắng lặng.
– Nhìn con thuyền lênh đênh giữa đại dương, Kiều buồn nhớ da diết về gia đình, quê hương.
* Kiều thu vào tầm mắt của mình những sự vật bé nhỏ gợi buồn thấm thía:
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
– Kiều như nhìn thấy thân phận trôi nổi, vô định của mình trong cánh hoa trôi trên mặt nước.
– Cánh hoa kia hay cuộc đời nàng chìm nổi giữa sóng nước cuộc đời, không biết sẽ trôi dạt tới đâu, bị vùi dập ra sao.
* Màu sắc đơn điệu từ nội cỏ gợi nỗi chán ngán vô vọng:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
– Nội cỏ kia cũng mang theo tâm trạng “rầu rầu” của con người.
– Màu xanh đơn điệu, triền miên của mặt đất chân mây gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống tẻ nhạt nhạt không biết sẽ kéo đến bao giờ.
* Nhìn vào các hiện tượng tự nhiên , Kiều lại như thấy trước những điều hãi hùng hơn cảnh ngộ hiện tại:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
– Cơn gió cuốn làm cho cảnh vật biến đổi thật dữ dội như dự báo những điều chẳng lành sẽ đến với nàng.
– Tiếng sóng ầm ầm chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời sẽ dáng xuống cuộc đời nàng. Kiều không chỉ buồn mà lo sợ kinh hãi cho tương lai của mình.
Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, từ sắc màu nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để thể hiện nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ. Tất cả cảnh sắc ấy đã thể hiện nỗi lòng, cảnh ngộ của Kiều đáng thương của Kiều – một số phận mong manh yếu đuối, trôi dạt bơ vơ.
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc là danh nhân văn hóa thế giới. Nhắc đến ông, người ta kể đến ” Truyện Kiều”- một tác phẩm đã nâng Tiếng Việt lên thành ngôn ngữ dân tộc. Và có đọc tám câu thơ cuối của đoạn ” Kiều ở lầu Ngưng Bích” ta mới cảm nhận được nét tinh tế của bút pháp tài ba của Nguyễn Du, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Tám câu thơ đã diễn tả tâm trạng cô đơn buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều.
Sống trong lầu Ngưng Bích không khác gì đang bị giam lỏng, Kiều một mình bơ vơ, chơ chọi giữa không gian mênh mông.
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng, cánh buồm xa xa”
Cửa bể là không gian biển khơi mênh mông, lại đặt trong thời gian chiều tà. Không gian và thời gian đã gợi nỗi vắng vẻ, mang một chút đượm buồn. Cảnh chiều hôm giữa không gian bao la ấy có một cánh buồm lẻ loi, lúc ẩn lúc hiện ” thấp thoáng” đã gợi lên cho ta sự lưu lạc tha hương cùng với nỗi buồn da diết của đứa con nơi ” đất khách quê người”.
Trong không gian vô định kia, Kiều như nhìn thấy cánh hoa trôi và nghĩ đến thân phận mình hiện tại của mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trời man mác biết là về đâu”
Không gian nơi đây không chỉ mênh mông mà nó còn mạnh mẽ dữ dội khiến cho cánh hoa trôi nổi trên mặt nước. Đó cũng chính là cuộc đời của Kiều trôi nổi giữa dòng đời.
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Hai câu thơ đã cho thấy tâm trạng sợ hãi, lo lắng của Kiều đã nâng lên thành tâm trạng tuyệt vọng, bế tắc. Cảnh “nội cỏ rầu rầu” đã gợi sự héo úa, tàn lụi. Đó không phải là một màu xanh của tự nhiên mà là một màu của sự u buồn càng làm cho Thúy Kiều thêm chán ngán, vô vọng.
Hai câu thơ cuối có thể coi là bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến đỉnh điểm. Âm thanh duy nhất xuất hiện gắn với sự mạnh mẽ.
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tất cả nhưunxg sự vật này nhưu chế độ phong kiến luon luôn bao quanh và vùi dập cuộc đời của Kiều vậy. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều.
Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cùng biện pháp tu từ điệp ngữ ” buồn trông” đã gợi nỗi buồn điệp trùng, triền miên, tạo âm hưởng của một bản nhạc buồn. Ngaoì ra, Nguyễn Du cũng rất thành công trong việc sử dụng hàng loạt từ láy ” thấp thoáng” , ” xa xa” ” man mác” “rầu rầu” ” xanh xanh” ” ầm ầm” đứng ở cuối câu tạo nên nhịp điệu trầm và đã diễn tả sâu sắc tâm trạng đau thương, buồn thảm của Kiều.
Tóm lại, tám câu cuối bài ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng về số phận và cuộc đời của Thúy Kiều trong lầu Ngưung Bích.
Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện rất hành công tâm trạng cô đơn, buồn tủi, lo sợ cho tương lai của Kiều qua 8 câu thơ cuối đoạn bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Tám câu thơ lục bát vừa thể hiên thực cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi biểu hiện của cảnh đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng con người.
(trong đó mỗi cảnh lại khơi gợi ở Kiều những tâm trạng, cảm giác khác nhau khiến cảnh mỗi lúc một buồn hơn )
* Bốn bức tranh thể hiện bốn nỗi buồn được tác giả khắc hoạ qua điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu thơ:
– Có nghĩa là buồn mà trông ra bốn phía. Trong điệp ngữ “buồn trông” có cái thoảng thốt lo âu, có cái xa lạ, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu bơ vơ trước cuộc đời đầy rẫy cạm bẫy.
– “Buồn trông ” kết hợp với các hình ảnh đứng sau diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau.
– Điệp ngữ kết hợp với các từ láy tượng hình tạo nên nhịp điệu diễn tả nỗi buồn- điệp khúc tâm trạng ngày càng tăng, dâng lên lớp lớp vô tận.
* Cảnh đầu tiên là không gian rộng lớn nơi cửâ bể chiều hôm:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
– Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là hình ảnh rất đắt để thể hiện cảnh ngộ và nội tâm của Kiều : một mình lẻ loi, đơn độc, nhỏ nhoi giữa không gian rộng lớn vắng lặng.
– Nhìn con thuyền lênh đênh giữa đại dương, Kiều buồn nhớ da diết về gia đình, quê hương.
* Kiều thu vào tầm mắt của mình những sự vật bé nhỏ gợi buồn thấm thía:
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
– Kiều như nhìn thấy thân phận trôi nổi, vô định của mình trong cánh hoa trôi trên mặt nước.
– Cánh hoa kia hay cuộc đời nàng chìm nổi giữa sóng nước cuộc đời, không biết sẽ trôi dạt tới đâu, bị vùi dập ra sao.
* Màu sắc đơn điệu từ nội cỏ gợi nỗi chán ngán vô vọng:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
– Nội cỏ kia cũng mang theo tâm trạng “rầu rầu” của con người.
– Màu xanh đơn điệu, triền miên của mặt đất chân mây gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống tẻ nhạt nhạt không biết sẽ kéo đến bao giờ.
* Nhìn vào các hiện tượng tự nhiên , Kiều lại như thấy trước những điều hãi hùng hơn cảnh ngộ hiện tại:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
– Cơn gió cuốn làm cho cảnh vật biến đổi thật dữ dội như dự báo những điều chẳng lành sẽ đến với nàng.
– Tiếng sóng ầm ầm chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời sẽ dáng xuống cuộc đời nàng. Kiều không chỉ buồn mà lo sợ kinh hãi cho tương lai của mình.
Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, từ sắc màu nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để thể hiện nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ. Tất cả cảnh sắc ấy đã thể hiện nỗi lòng, cảnh ngộ của Kiều đáng thương của Kiều – một số phận mong manh yếu đuối, trôi dạt bơ vơ.