Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về việc một số người không chấp hành nghiêm chỉnh quy định 5k của bộ y tế

Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về việc một số người không chấp hành nghiêm chỉnh quy định 5k của bộ y tế

0 bình luận về “Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về việc một số người không chấp hành nghiêm chỉnh quy định 5k của bộ y tế”

  1. mik thấy giống mik lạc đề lắm nha thông cảm trước

    Đại dịch COVID-19 nổ ra đã làm đảo lộn mọi mặt trong cuộc sống của toàn nhân loại. Hiếm khi trong đời người chúng ta được chứng kiến vấn đề sức khỏe của người dân từ mọi quốc gia trên thế giới lại được quan tâm cùng thời điểm như vậy. Và không chỉ dừng lại ở mối quan tâm, nó còn là sự lo lắng thậm chí hoảng sợ đến tuyệt vọng ở nhiều nơi khi bệnh dịch đã tấn công.

    Ngoài Vũ Hán – Trung Quốc là nơi bắt đầu nguồn dịch, các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ lại là những nơi mà đại dịch lây lan và có hậu quả nghiêm trọng cho dù họ có hệ thống y tế được xem là hiện đại của thế giới.

    Dịch Covid-19 tác động đến nước ta lẫn thế giới rất mạnh, nhưng tác động đó không chỉ một chiều. Mặt không thuận, dịch tác động đến sức khỏe, đời sống, sản xuất của nhân dân. Nhưng trong cái không thuận ấy có khía cạnh tích cực, đó là buộc chúng ta phải thích ứng với bối cảnh cách ly xã hội, từ đó nảy sinh nhu cầu phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kinh tế số, trực tuyến trong hành chính, trực tuyến trong giáo dục… Chúng ta phải nhận thức sâu hai chiều thuận, nghịch của dịch Covid-19 để chủ động ứng phó với mặt không thuận, đồng thời chớp lấy mặt thuận, để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là chuyển đổi số.

    Trong bối cảnh đó, người dân Việt Nam và cả quốc tế đã và đang ngạc nhiên về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam do những nhận định, và quyết sách phù hợp. Việt Nam đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận để giúp người dân vẫn giữ được cuộc sống ít đảo lộn nhất có thể dù rằng như nhiều người ví von có lẽ trong cuộc đời đây là một cái Tết dài nhất mà họ có.

    Chúng ta vẫn phải duy trì một cuộc sống ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt những người lớn tuổi và/hoặc có các bệnh lý nền mạn tính như tim mạch tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, … vì những đối tượng này có kết cục xấu hơn khi mắc COVID-19.

    Thật ra, trước khi có đại dịch COVID-19, bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, chiếm hơn 40% số ca tử vong. Và những người ở các nước nghèo có tỉ lệ chết vì bệnh tim cao hơn 2,5 lần so với những người ở các nước giàu hơn trong một nghiên cứu trên 21 quốc gia. Chỉ tính riêng năm 2017, bệnh tim là nguyên nhân tử vong của khoảng 17,7 triệu người. Và Việt Nam chúng ta không là ngoại lệ, cứ 10 người tử vong ở nước ta thì có đến 7 người mắc bệnh thuộc nhóm này. Như vậy, nếu như trước đây những bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường chỉ cần tuân thủ chế độ theo dõi điều trị để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thì bây giờ càng phải tuân thủ chặt chẽ hơn nữa nhằm có được sức khỏe tốt nhất để có thể đương đầu với dịch bệnh một cách an toàn nhất, ít rủi ro nhất.

    Tại các nước phương Tây phát triển, rất nhiều ca nhiễm và tử vong là những người lớn tuổi, những người sống một mình hay trong các viện dưỡng lão, nhìn lại Việt Nam chúng ta có thể thấy rõ nét văn hóa truyền thống của Việt Nam trong hoàn cảnh này lại rất có ích khi những thế hệ con cháu thường sống cùng hoặc rất gần gũi để có thể chăm sóc cha mẹ ông bà mình được tốt hơn.

    Mặc dù có những điều kiện thuận lợi kể trên, trong khi cả hệ thống chính trị và người dân tích cực chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, có một thực tế đáng phải suy ngẫm và lên án. Ðó là còn một bộ phận người dân vẫn thiếu ý thức trách nhiệm, phản ứng bất hợp tác, không chấp hành nghiêm những khuyến cáo của ngành y tế; cố tình vi phạm như khai gian trong hồ sơ khai báo y tế, trốn cách ly, hoặc nhờ người khác đi cách ly thay mình, tụ tập đông người. Nhiều trường hợp lợi dụng diễn biến của dịch bệnh, thường xuyên đăng tải những thông tin không chính xác, bịa đặt về tình hình dịch bệnh, lan truyền những biện pháp phòng ngừa không đúng, không có căn cứ, gây hoang mang dư luận. Thậm chí, có những đối tượng còn chia sẻ trên mạng xã hội những nội dung, hình ảnh giả, không đúng sự thật về những người bệnh mắc Covid-19… đã gây rất nhiều áp lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

    Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy cùng với việc thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm, trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch Covid-19 theo các khuyến cáo của Bộ Y tế; có chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể; hạn chế tụ tập nơi đông người; không nghe theo cũng như phát tán các thông tin chưa được kiểm chứng, tác động tiêu cực tới xã hội… Tự giác thực hiện khai báo y tế toàn dân theo đúng quy định, đồng thời trung thực trong quá trình khai báo để bảo vệ bản thân và gia đình, cũng như giúp cho các cơ quan chức năng làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, tại cộng đồng, công tác giám sát, phòng, chống cũng như phát hiện dịch bệnh cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh cần kịp thời báo cho ngành y tế cơ sở, tiến hành khoanh vùng khu vực nghi có dịch, tuyệt đối không hoang mang, hoảng loạn, gây mất an ninh trật tự.

    Sau đại dịch Covid-19, tư tưởng, tâm trạng của nhân dân và trong triết lý về đời sống đã xuất hiện những cái mới. Trước dịch Covid-19, chúng ta phấn đấu tăng trưởng nhanh, không ngừng nâng cao thu nhập và coi đấy là mục tiêu. Nhưng khi đại dịch diễn ra, mới thấy hóa ra tăng trưởng nhanh, thu nhập cao tuy rất cần nhưng không phải là tất cả, mà cảm giác hạnh phúc lại nằm ở sự an toàn, bình an. Thu nhập có thể chưa cao, tốc độ phát triển có thể chưa cao lắm nhưng Việt Nam phải là một quốc gia bình yên, an ninh con người và an ninh xã hội được bảo đảm. Đó chính là tâm trạng và mong muốn của nhân dân.

    Tóm lại, đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Trong khó khăn do dịch bệnh mang lại, cũng có những cơ hội xuất hiện, nhất là các hoạt động kinh tế – xã hội trực tuyến như bán hàng trực tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến và thậm chí có những doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà. COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời những sản phẩm mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn, thách thức; nhưng đồng thời cũng đem đến cơ hội. Quốc gia nào biết tận dụng cơ hội sẽ có khả năng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào không tận dụng tốt cơ hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.

    Mặc dù nói như vậy tuy nhiên nền kinh tế cũng sẽ phải đương đầu với nhiều cú sốc từ bên ngoài hơn. Xây dựng một nền kinh tế mạnh là cần thiết, nhưng việc xây dựng một nền kinh tế có tính thích nghi cao, có sức chống chịu tốt trong một thế giới diễn biến phức tạp, khó lường sẽ cần thiết hơn. Điều này đòi hỏi phải có tầm nhìn, chiến lược nhằm phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước có tính gắn kết, có sức cạnh tranh và thực sự là những trụ cột cho nền kinh tế trong tương lai.

    Về mặt triết lý, đại dịch buộc nhân loại phải điều chỉnh tư duy, phải biết coi trọng hơn môi trường sống, coi trọng hơn sự an toàn chứ không thể chỉ tập trung vào phát triển kinh tế. Covid-19 thực chất là hệ lụy của nhân họa khi con người tàn phá tự nhiên, tàn phá môi trường.Vì vậy chúng ta ko nên để tiền làm mờ con mắt vì khi chúng ta khỏe mạnh thì muốn kím bao nhiu tiền mà chả được.

    Bình luận

Viết một bình luận