Viết một bài văn ngắn so sánh về 2 bài văn Tua Tềnh, Tua Nhì và Tấm Cám nhanh nha

By aihong

Viết một bài văn ngắn so sánh về 2 bài văn Tua Tềnh, Tua Nhì và Tấm Cám nhanh nha

0 bình luận về “Viết một bài văn ngắn so sánh về 2 bài văn Tua Tềnh, Tua Nhì và Tấm Cám nhanh nha”

  1. Văn học dân gian (VHDG) từ cội nguồn bao giờ cũng phát sinh từ một làng, một mường bản cụ thể. Quá trình giao thoa văn hóa trong phạm vi một vùng hay một bộ tộc hoặc giữa các dân tộc đan xen quần tụ đã tạo dựng, tích hợp thành vốn VHDG của một địa phương. Cái vốn đó lại do những điều kiện địa lý – lịch sử và sự vận động xã hội nhất định trong quá trình hình thành, phát triển Nhà nước và cộng đồng quốc gia dân tộc cùng tiếp thụ lẫn nhau, hòa nhập vào nhau trở nên phong phú về nội dung, bền vững về phong cách, đa dạng về sắc thái. Đó chính là giá trị có ý nghĩa nền tảng tinh thần thống nhất trong đa dạng.

    Văn học dân gian trên vùng văn hóa Thái Nguyên không nằm ngoài quy luật trên. Nó vừa chứa đựng cái nguồn sống chảy trong nguồn mạch văn hóa cộng đồng, vừa không ngừng tích tụ những nét bản sắc Thái Nguyên trong lịch sử. Do đó, việc giới thuyết nó trong khái niệm VHDG Thái Nguyên là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Đương nhiên, VHDG Thái Nguyên là tổng giá trị VHDG của các thành phần dân tộc anh em đã từng cộng cư và quần tụ từ trước cả khi Thái Nguyên có địa danh hành chính là bộ Vũ Định thời Hùng Vương. Trải qua các biến thiên lịch sử gắn với mỗi thời đại: khi thu hẹp châu Thái Nguyên chỉ là một huyện Đồng Hỷ (thời Lý), khi mở rộng trấn Thái Nguyên lại bao gồm cả phủ Cao Bằng (thời Hậu Lê), khi tách ra thì một phủ Thông Hóa cũng được đổi thành một tỉnh Bắc Cạn (thời Pháp thuộc)….Tuy vậy, dù sao địa giới cũng chỉ là vấn đề lịch sử hành chính, còn lịch sử văn hóa truyền thống trong đó có VHDG thì rõ ràng không thể đặt gọn vào một khuôn khổ có tính xác định trong từng thế kỷ.

    II. Tiến trình thể loại và những đặc điểm cơ bản

    Chỉnh thể VHDG Thái Nguyên trong các thành tựu đã sưu tập hiện nay chưa đủ dữ kiện để dựng lại một hệ thống tiến trình phát triển của nó trong lịch sử. Do đó, chỉ có thể giới thiệu VHDG Thái Nguyên là một di sản đa thể loại hợp thành. Trong đó VHDG Tày – Nùng giữ vai trò chủ thể giữa một toàn cảnh văn hóa giàu bản sắc tộc người, tạo thành bản sắc Thái Nguyên.

    1. Loại hình tự sự dân gian

    1.1. Thần thoại Thái Nguyên khá phong phú đa dạng. Trong đó thần thoại suy nguyên còn ít được sưu tập ngoài các mẫu kể đơn giản về người khổng lồ Tài Ngào vẫn được lưu truyền ở thần thoại H’mông – Dao cũng như thần thoại Sán Dìu, Trại Đất…ít mang bản sắc địa phương, nhưng cũng tập hợp thành các  nhóm mẫu kể trên các địa bàn Định Hóa, Đại Từ và vùng ngoại thành Thái Nguyên. Hầu hết, bộ phận này là các thần thoại nguồn gốc tộc người, tộc danh và địa danh. Cá biệt, có thần thoại Tày khá trùng khớp với thần thoại Việt Mường (Sự tích các dân tộc Tày, Nùng, Mèo, Dao là anh em).

    1.2. Truyền thuyết Thái Nguyên nổi đậm màu sắc tiếp xúc và hội tụ. Truyền thuyết địa danh hiện còn vô số các mẫu kể: Giếng Dội, Núi Xem, Núi Văn, Núi Võ, Vực Ách, Gò Chùa (Đại Từ) Đồi Vua Mọc, Đá Miếu Nữ Tướng (Phú Lương)…Trong đó có nhiều mẫu kể ở Phú Lương, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên như: Sự tích Đền Cô Thắm, Sự tích Miếu Nữ Tướng, Sự tích Gò Chúa Chỏm, Sự tích Núi Cô Tiên, Núi Đong Quân…đều chứa đựng khá nhiều mô – típ truyền thuyết dân tộc Kinh. Có thể cho rằng đó là những truyện có liên hệ ít nhiều với các truyền thuyết về Thánh Gióng và Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, các truyền thuyết lịch sử về Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn…trên đất Thái Nguyên vẫn là những mẫu kể đáng chú ý hơn cả. Bởi lẽ từ đó hiện ra những con người Thái Nguyên thật sự khổng lồ về ý chí. Họ là những anh hùng dân tộc giữa đời thường, rất đáng khâm phục mà không hề xa cách trong cảm quan thẩm mỹ dân gian.

    1.3. Cổ tích Thái Nguyên là cả kho tàng phong phú bao gồm từ những mẫu kể còn đơn giản, chỉ có một mô típ như Sự tích Thôm Toòng (Ao Đồng) ở Phú Bình, Sự tích Ruộng Thác Đao (Dải lụa đào) ở Đại Từ…đến những mẫu kể chuỗi xích liên hoàn như Tua Tềnh và Tua Nhì (kiểu Tấm Cám) ở Định Hóa. Trong đó, yếu tố giao thoa văn hóa Kinh – Tày rất đậm nổi, nhưng vẫn không làm nhạt nhòa bản sắc tộc người. Bên cạnh một số cổ tích Kinh, có thể thấy cổ tích Tày – Nùng phong phú vào bậc nhất. Đóng góp quan trọng của bộ phận này vào kho tàng cổ tích Việt Nam  là ở sự nảy nở vô số các mẫu kể cổ tích loài vật. Đó là những mẫu kể còn khêu gợi không khí hoang sơ, thôn dã mà kỳ thú (Sự tích thi gào to, Sự tích giống ếch lưng gù). Ở thể loại này, còn thấy các tộc người có số dân không quá mười ngàn người như Cao Lan, Sán Chí…cũng có những mẫu kể đặc sắc. Hầu hết trong số này là sự tích về người mồ côi và người đội lốt.

    1.4. Truyện ngụ ngôn và truyện cười Thái Nguyên còn ít hơn các thể loại khác về số lượng và chưa hoàn thiện để đạt đến chất lượng ở đỉnh cao. Điều đó có lý do lịch sử – xã hội. Cư dân bản địa – chủ thể Thái Nguyên là người Tày nói chung không sở trường lối tư duy triết lý trừu tượng. Mặt khác, đa số các vùng văn hóa Thái Nguyên trước cách mạng tháng Tám mới bước vào hình thái xã hội phong kiến sơ kỳ. Kiểu truyện cười khôi hài một cách trí tuệ, theo lối trào lộng chữ nghĩa bằng tiếng Tày – Nùng là xuất sắc hơn cả, nhưng cũng còn ít được phổ biến.

    1.5. Truyện thơ Thái Nguyên khá phong phú. Một truyện thơ Tày – Nùng được sưu tập chủ yếu ở Cao Bằng hiện nay cũng thấy có ở Thái Nguyên. Nội dung chủ đạo trong thể loại này nổi bật hai vấn đề: bi kịch tình yêu và khát vọng anh hùng chống ngoại xâm. Truyện thơ H’mông – Dao còn đậm màu sắc thơ ca nghi lễ, tình huống cốt truyện khá đơn giản nhưng nội dung đáng được chú ý đặc biệt. Từ vùng Chợ Mới (Phú Lương) đến Phổ Yên, các truyện nôm khuyết danh của người Kinh khá phong phú. Chỉ riêng ở vùng Đèo Vai cách Chợ Mới không xa, người Tày đọc Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa bằng tiếng Kinh như của chính tộc người mình. Ở đây có nguyên nhân từ sự hòa nhập nhân chủng tộc người.

    2. Loại hình trữ tình dân gian

    2.1. Thể loại bao trùm loại hình trữ tình dân gian là ca dao. Ca dao hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các thể loại hát dân ca trong đời sống dân gian các dân tộc Thái Nguyên: gầu plênh (hát giao duyên), gầu xống (hát cưới xin), gầu tú dua (hát mồ côi), gầu tuờ (hát cúng ma)…của người H’mông ở Đồng Hỷ, phong slư (thơ tình yêu dân gian), sli lượn (hát trữ tình) của người Tày – Nùng ở Võ Nhai. Hàng loạt bài sli lượn Thái Nguyên  cho thấy sự giao thoa mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Kinh – Tày, từ địa danh, ngôn ngữ đến cung cách phô diễn tình cảm. Đặc điểm này nổi đậm trong thể tài ca dao sinh hoạt. Không thể không dẫn một vài câu như:

    Gái xuống tắm tinh thông canh cửi

    Tiếng lượn ngọt hơn mật với đường

    Hình dong sáng hơn “gương thần diệu”

    Ăn mặc những “yểu điệu thướt tha”

    Xinh gái bằng “Ngọc Hoa công chúa”

    Anh làm trai khách khứa xin mừng.

    Trả lời

Viết một bình luận