VIẾT MỘT BÀI VĂN VỀ MỘT LẦN KHÔNG VÂNG LỜI CỦA EM.

VIẾT MỘT BÀI VĂN VỀ MỘT LẦN KHÔNG VÂNG LỜI CỦA EM.

0 bình luận về “VIẾT MỘT BÀI VĂN VỀ MỘT LẦN KHÔNG VÂNG LỜI CỦA EM.”

  1. Bài làm
    Ai mà không có một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là lỗi ấy nhỏ hay to, tha thứ được hay không thể. Riêng em, có một chuyện em đã làm và đến bây giờ em vẫn thầm tự nhủ: “Nếu ngày ấy, mình không làm như thế thì bố mẹ và cô giáo sẽ không phải buồn bực, thấp thỏm, lo âu vì mình.”
    Hôm ấy, vào một ngày đẹp trời, bầu trời quang đãng, trong xanh với những gợn mây trắng nhỏ bồng bềnh. Ông mặt trời tốt bụng thả những tia nắng vàng mát dịu xuống mặt đất làm cho hạt sương long lanh trên thảm cỏ thêm rực rỡ. Bên vệ đường, khóm tre làng toả bóng như muốn che chở cho người qua lại. Và dưới rặng tre già đó thấp thoáng bóng em đi học. Hai tay vung vẩy theo điệu nhạc mà em cất lên. Đang đi, bỗng có ai gọi:
    – Ai trông như thằng Thăng ấy nhỉ? Có phải bạn tên là Thăng không?
    Em quay phắt lại, nhìn kĩ một hồi rồi reo lên:
    – A, mày đấy hả, có phải thằng Hùng không, bốn năm rồi không gặp, trông mày
    khác quá, tao phải nhìn mãi mới ra.
    Hùng và em là bạn thân của nhau năm lớp hai. Hồi ấy chúng em chơi thân thiết lắm. Nhưng khi bạn sang lớp ba thì bố mẹ bạn mua nhà ở thành phố rồi lên đấy ăn ở luôn. Chúng em chỉ thỉnh thoảng gửi được thư từ thôi. Bấy lâu gặp lại, em vui mừng khôn xiết, hai đứa hỏi han nhau, em hỏi:
    – Hùng này, sao hôm nay là thứ sáu mà mày lại không đi học.
    – Là do hôm nay là kỉ niệm 10 năm khai trương trường – Bạn đáp
    Em tiếp tục hỏi với một vẻ tò mò:
    – Mày về quê làm gì thế? Có dự định gì không?
    Hùng trả lời:
    – Thì tao về quê để thăm nội chứ chi. À, mà sáng nay nhà tao tổ chức đi đá bàn chơi một chuyến, mày muốn đi không? Tao sẽ xin phép, nhà tao chuẩn bị hết rồi, mày đi với tao luôn cho vui đừng ngại.
    Thoạt đầu, em từ chối nây nẩy, nhưng vì nó thuyết phục hay quá nên em cũng ưng thuận. Hùng mừng lắm, cùng em đến hỏi ý bố mẹ bạn, bố Hùng nói:
    – Cháu đi theo cũng được, nhưng hôm nay phải đi học chứ?
    Nghe chú hỏi, em chột dạ không biết trả lời thế nào, nhưng nhờ có Hùng ở sau gợi ý nên em nói dối bố Hùng một cách trắng trợn: “Hôm nay trường con cũng nghĩ học”. Nghe thế chú không chút nghi ngờ.
    Chiếc xe honda bon bon lên đường, thoáng cái đã tới Đá Bàn. Mọi người cùng nhau dựng lều, ăn uống, chơi đùa, vui ơi là vui đến nỗi em quên tất cả mọi người kể cả bố mẹ. Đến xẩm tối, khi mọi người thu xếp đi về thì em mới nhớ tới lời mẹ dặn. Ngồi trên xe, em buồn rũ rưỡi, Hùng thấy, nó hỏi:
    – Bộ đang chơi vui mà phải đi về nên mày tiếc hả?
    Em phản đối:
    – Không phải, tao buồn là do, là do,….
    Em không dám nói hết câu vì sợ bố Hùng nghe được sẽ đánh bạn nên em im lặng, có lẽ Hùng cũng hiểu không hỏi gì thêm. Về tới nhà, em lo sợ vô cùng đến tím tái cả mặt, mồ hôi vã ướt cả lưng. Vừa bước đến cổng nhà em đã nghe tiếng mẹ:
    – Làm sao bây giờ mình ơi? Có bao giờ thằng bé bị bắt cóc không?
    Nói rồi, mẹ khóc nấc lên. Bố an ủi:
    – Anh cũng không biết nữa. Anh đã gọi công an mấy lần rồi mà họ vẫn chưa có tin tức gì?
    Em ở ngoài nghe mẹ khóc mà trong lòng lo sợ, bồn chồn vô cùng. Mãi một lúc sau, em mới có thể lấy hết can đảm, cất lên một tiếng nói:
    – Mẹ ơi, con đã về.
    Im ắng một chút rồi sau đó tiếng mở khoá và mẹ xuất hiện với cây roi lăm lăm trong tay. Và kết cục sau đó chắc các bạn cũng biết. Nhưng chỉ có một điều là từ đó, mẹ nghiêm khắc với em hơn và mất đi niềm tin về em. Thật đau xót!
    Mặc dù đã một năm trôi qua kể từ cái ngày đẹp trời mà lại không đẹp lòng ấy. Nhưng kí ức về cái ngày ấy sẽ mãi mãi còn tồn đọng trong tâm trí em như có một cây đinh đâm vào một khúc gỗ mà cho dù có lấy ra được thì vẫn còn cái dấu mãi mãi không bao giờ phai.

    (Chúc bạn học tốt!)

    Bình luận
  2. Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏlại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao
    kỉniệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớnhững lần ham chơi quên cả giờ về, hãy
    những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ
    của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
    Trong những dịp nghỉhè, tôi thường được bốmẹcho vềquê. Tôi rất thích vềquê
    bởi ởđó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần
    vềquê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy
    theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong
    nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờlau trắng
    xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh
    từđâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc
    biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu
    trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng
    nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn.
    Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quảsai vô cùng. Những quảroi chín
    thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉlên những chùm quảđang
    lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước
    mắt lên và lắc đầu: “Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ,
    anh sẽmua cho em”. Tôi nhất quyết “Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ
    không có roi giống thế này”. Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu.
    Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy
    dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc.
    Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: “Em nín đi,
    anh sẽ hái cho em chùm quả đó”. Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa
    và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi.
    Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo
    thật cao đểhái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân,

    ngã nhào từtrên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: “Anh có đau
    không?” anh gượng cười, nói: “Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm”. Nhưng
    không phải thế, anh bịgãy chân…
    Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố:
    “Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ”. Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh
    cũng luôn che chởcho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi
    nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

    Bình luận

Viết một bình luận