Viết một đoạn mở rộng,lên án ,phê phán, liên hệ bản thân cho đề: Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết

Viết một đoạn mở rộng,lên án ,phê phán, liên hệ bản thân cho đề: Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
Ko chép mạng nếu chép mạng sẽ báo cáo vi phạm
Viết dài tí đừng viết ngắn quá là đc rồi
Chỉ viết một đoạn mở rộng,lên án ,phê phán ,liên hệ bản thân ko viết nguyên bài văn

0 bình luận về “Viết một đoạn mở rộng,lên án ,phê phán, liên hệ bản thân cho đề: Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết”

  1. Bài Làm :              

      Nếu như ca dao than thân thể hiện sự khổ sở của người dân lao động thấp cổ bé họng, đặc biệt là người phụ nữ xưa thì người dân lao động trong “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn rơi vào tình cảnh khốn cùng trong đêm đê vỡ, nhà cửa tan nát, quan phụ mẫu thì bỏ mặc. Số phận của người xưa rất khổ cực và đói nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Lí do là vì xã hội phong kiến xưa không được tốt, vua quan ăn chơi xa xỉ không quan tâm đến người dân. Ta có thể thấy được hình ảnh người dân khổ cực đến thế nào qua chùm ca dao than thân và truyện ngắn sống chết mặc bay. Ông cha ta đã mượn hình ảnh của những con vật nhỏ bé để khắc họa hình tượng của những người dân lao động thấp cổ bé họng, bị áp bức, sống một cuộc sống lam lũ, khổ sở. Đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải sống một cuộc đời vô định, không được tự quyết định cuộc đời của mình. Họ bị gò buộc trong tam tòng tứ đức, của lễ giáo phong kiến hà khắc. Còn trong truyện ngắn của Phạm Duy Tốn thì ta có thể thấy người dân rất khổ cực làm việc, chống lũ nhưng vua quan lại thờ ơ, không quan tâm đến dân mà chỉ quan tâm đến việc chơi bời. Những người dân lao động trước tình cảnh ngàn can treo sợi tóc, người mất ruộng, người mất nhà, thậm chí mất cả gia đình và con cái. Trong tình cảnh khó khăn như vậy mà người quan phụ mẫu, rõ ràng là gánh trách nhiệm đi hộ đê để bảo vệ dân mà lại ngồi trên đình cao ráo, không để ý hay quan tâm tới sinh mạng của người dân. Một tên quan phụ mẫu vô lương tâm, vô trách nhiệm. Qua đây, ta cần có trách nhiệm cao cả đối với đất nước. Không nên vô trách nhiệm như tên quan phụ mẫu mà hãy làm tròn trách nhiệm của mình.   

    Bình luận
  2. Số phận người dân lao động từ lâu đã trở thành chủ đề và nguồn cảm hứng cho ca dao và biết bao những tác phẩm văn học Việt Nam. Một trong số đó chúng ta phải kể tới chùm ca dao than thân và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn. Nếu như ca dao than thân thể hiện sự khổ sở của người dân lao động thấp cổ bé họng, đặc biệt là người phụ nữ xưa thì người dân lao động trong “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn rơi vào tình cảnh khốn cùng trong đêm đê vỡ, nhà cửa tan nát, quan phụ mẫu thì bỏ mặc. Trong ca dao than thân, người dân lao động hiện lên với biết bao hình ảnh ẩn dụ. Mô típ mở đầu quen thuộc “Thân em” trong ca dao than thân như một lời dự báo về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Khi thì họ hóa thân thành tấm lụa đào phất phơ giữa chợ không biết vào tay ai, khi thì hóa thân thành giếng giữa đường cho người rửa chân rửa mặt, khi thì lại là hạt mưa sa vào đài các hoặc ra ruộng cày.Cũng có lúc, ta bắt gặp hình ảnh của những người lao động cần cù, chịu thương chịu khó qua hình ảnh của con cò lam lũ, vất vả, của con tằm nằm nhả tơ, của đàn kiến nhỏ li ti, của con cuốc kêu không ai thấu, hay của hạc gầy bay mỏi cánh,… Ông cha ta đã mượn hình ảnh của những con vật nhỏ bé để khắc họa hình tượng của những người dân lao động thấp cổ bé họng, bị áp bức, sống một cuộc sống lam lũ, khổ sở. Đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải sống một cuộc đời vô định, không được tự quyết định cuộc đời của mình. Họ bị gò buộc trong tam tòng tứ đức, của lễ giáo phong kiến hà khắc. Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn đã tái hiện hình ảnh của những người nông dân trong đêm mưa lũ, đê đứng trước nguy cơ vỡ. Đó là một đêm mưa lớn tầm tã, nước sông cuồn cuộn tràn vào đê, sức người dường như không địch nổi lại với sức nước. Những người dân lao động đứng trước nguy cơ mất nhà mất cửa, mất vợ mất con, tính mạng của họ cũng bị đe dọa trước dòng nước lũ. Ấy thế mà, vị quan phụ mẫu có vai trò chăm lo cho đời sống của nhân dân lại mặc kệ, lại thỏa sức ăn chơi phè phưỡn, không chút quan tâm đến những người nông dân khốn cùng ấy. Hắn ta thản nhiên tận hưởng những thứ xa hoa, ăn chơi trác táng trên sức lao động của nhân dân.Dù cho đêm đó mưa có lớn đến thế nào thì số phận của người dân vẫn phải một mình căng sức chống chọi với dòng nước lũ, còn tên quan thì là một kẻ lòng lang dạ sói, không cần quan tâm đến sinh mệnh của nhân dân. Tóm lại, số phận của những người dân lao động trong ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay là số phận của những người dân lao động lam lũ, vất vả nhưng đều bị những kẻ cầm quyền xã hội làm cho khổ sở, điêu đứng.

    Bình luận

Viết một bình luận