viết một đoạn văn cảm nhận, suy nghĩ về thơ lục bát (từ 150 đến 200 chữ) Lưu ý không được chép trên mạng

By Iris

viết một đoạn văn cảm nhận, suy nghĩ về thơ lục bát (từ 150 đến 200 chữ)
Lưu ý không được chép trên mạng

0 bình luận về “viết một đoạn văn cảm nhận, suy nghĩ về thơ lục bát (từ 150 đến 200 chữ) Lưu ý không được chép trên mạng”

  1. Đánh giá về thơ đã khó, về thơ lục bát còn khó hơn bởi nếu Việt Nam là một “thi quốc” thì lục bát là “quốc hồn” của “thi quốc” ấy. Vả lại, có ai làm thơ mà không thấy thơ mình hay? Chỉ có điều, ai khen ta là kẻ thù, ai chê ta là bạn ta, ai chê đúng thì là thầy của ta, tôi luôn tâm niệm điều này và mong chia sẻ điều ấy cùng quý vị.
    Thái Nguyên là tỉnh có một nền thơ mạnh mẽ, sung sức ở khu vực miền núi phía Bắc. Có một số gương mặt sáng giá về thơ lục bát như Võ Sa Hà, Phan Thái, Hồ Thủy Giang, Nguyễn Hữu Bài, Phan Thức, Trần Cầu, Mai Thắng, ngay tác giả trẻ Hồng Phượng cũng có những câu thơ lục bát xuất thần… Nhưng đâu là câu thơ vừa đọc đã nhớ? Đâu là bài lục bát được bạn đọc cả nước nhớ và đọc, dù quên tên tác giả? Như khi chúng ta nhớ đến:
    “Lá ngô lay ở bờ sông
    Bờ sông vẫn gió người không thấy về”
    Hay là:
    “Lấy khăn mà gói bơ vơ
    Tay cầm nước mắt bao giờ sang sông”
    Vẫn còn rất nhiều tín hiệu vui để hi vọng như: Thái Nguyên có một môi trường văn hóa cao, nhiều tác giả xuất sắc, đông đảo công chúng yêu và sành sỏi về văn học, một đội ngũ đông đảo nhà thơ say mê và làm thơ lục bát, trong đó có nhiều câu hay, đoạn hay của nhiều tác giả đầy hứa hẹn như: Nguyễn Việt Bắc với “Con về lỗi cũ”, Dương Ngọc Bẩy với “Cây tre làng quê”, Nguyễn Ngọc Bút với “Mùa hè trên quê hương”, Vũ Chiến với “Chiến khu”, Nguyễn Năng Đắc với “Bóng mẹ”, Hoàng Trọng Hiếu với “Viếng mộ thi hào Nguyễn Du”, Nguyễn Anh Hòa với “Bóng mẹ”, Hứa Ngọc Quyến với “Vu Lan nhớ mẹ”, Xuân Tác với “Thương”, Nguyễn Khắc Tới với “Lục bát”… và còn rất nhiều câu thơ hay của nhiều tác giả trong tập “Lục bát Thái Nguyên” mà tôi không thể kể hết. Thơ lục bát Thái Nguyên như ngôi nhà đã có “nền móng” tuyệt vời, tường xây vững chắc nhưng mái nhà mới cao vừa phải. Nhưng chừng đó cũng đã đủ cho chúng ta vui mừng, hi vọng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng cho thơ Thái Nguyên nói chung và thơ lục bát Thái Nguyên nói riêng.
    Thay lời kết:
    Đọc thơ bạn, đọc thơ ta
    Nửa đêm Lục Bát bóng hoa đáy hồ
    Vòng tay ôm vỡ sóng mơ
    Gần – xa, đuổi – bắt là thơ với người
    Lục Bát trong tóc mẹ tôi
    Sợi Lục ngắn, sợi Bát dài xót xa.

    Trả lời
  2.     Một dân tộc nào cũng có một thể thơ biểu tượng cho nền văn hóa thi ca của dân tộc. Đối với việc nam ta cũng vậy, thể thơ lục bát chính là niềm tự hào của dân tộc. Thể thơ lục bát được sử dụng nhiều trong những bài ca dao,dân ca. Đã có rất nhiều nhà thơ chọn thể thơ lục bát này để viết nên những thi phẩm của mình. Thể thơ được yêu thích nhờ có vần điệu, dễ hiểu và dễ nhớ. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.  Thơ lục bát gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát) xếp xen kẽ với nhau. Người dân ta rất hay mượn thể loại thơ lục bát đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sông, sinh hoạt, tình yêu. Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ của người dân Việt Nam. Nó mang giai điệu, âm vị và văn hóa đậm bản chất người Việt. 

    Trả lời

Viết một bình luận