Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, nêu cảm nhận của anh/chị về 2 câu thơ cuối của bài thơ Cảnh ngày hè.

By Madeline

Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, nêu cảm nhận của anh/chị về 2 câu thơ cuối của bài thơ Cảnh ngày hè.

0 bình luận về “Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, nêu cảm nhận của anh/chị về 2 câu thơ cuối của bài thơ Cảnh ngày hè.”

  1. Nguyễn Trãi là một nhà thơ lớn của Việt Nam thời kỳ thơ ca trung đại. Ông là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ Nôm đường luật. Quốc âm thi tập được coi la tập thơ nôm cổ nhất còn lại cho đến ngày nay. Cảnh ngày hè là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Trãi trong tâp thơ Quốc âm thi tập. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh ngày hè tự nhiên, bình dì, qua đó cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và niềm mong ước cuộc sống bình yên, no đủ cho muôn dân.

    Cảm nhận đầu tiên về bài thơ Cảnh ngày hè trong trái tim người đọc đó là một bức tranh thiên nhiên mùa hè với màu sắc tươi vui, rộn rã, đầy sức sống:

    “Rồi hóng mát thuở ngày trường
    Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
    Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

    Ngay trong câu thơ mở đầu nhà thơ đã nói lên những ngày dài đằng đẵng nhàn rỗi của nhà thơ từ những ngày rời quan về ở ẩn. Và cũng từ những ngày nhàn rỗi này, nhà thơ mở rộng tâm hồn, hòa mình vào thiên nhiên rực rỡ. Thơ xưa thường đưa hình ảnh “tùng – cúc – trúc – mai” vào trang thơ. Nhưng nhà thơ Nguyễn Trãi lại đưa những thi liệu mới là những loài cây dân dã như “hòe”, “thạch lựu” vào thơ của mình. Cảnh vật mùa hè lần lượt hiện lên sống động với màu “lục” của tán “hòe” đang xòe tán rộng, vươn lên tỏa bóng mát.

    Hè đến còn mang theo màu đỏ rực của “thạch lựu” và sắc hồng của những bông hoa sen trong ao “hồng liên trì”. Ở đây, nhà thơ đã rất thành công khi sử dụng các động từ mạnh “đùn đùn”, “phun” thể hiện một sức sống rất mãnh liệt từ bên trong cây hòe, cây lựu. Tất cả sức sống mãnh liệt ấy dường như đang muốn phun trào, muốn trỗi dậy vươn lên. Không chỉ màu sắc rực rỡ mà bức tranh mùa hè còn mang đến những mùi hương thơm ngát đặc trưng từ những bông sen, một hình ảnh ao sen quen thuộc trong đời sống cũng như trong thơ ca Việt Nam. Đọc những câu thơ của Nguyễn Trãi, người đọc liên tưởng tới một ý thơ khác trong thơ Nguyễn Du cũng viết về mùa hè đáng yêu, rực rỡ như thế:

    “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

    Bên cạnh bức tranh thiên nhiên rực rỡ đầy màu sắc, những âm thanh trong cuộc sống của con người từ từ hiện lên:

    “Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
    Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

    Nhà thơ lắng nghe những âm thanh bình dị của đời thường từ xa vọng lại. Đó là tiếng “lao xao” của “chợ cá làng Ngư phủ”. Âm thanh bình dị ấy cho thấy con người vẫn đang bận rộn với cuộc sống thường ngày nơi chợ làng. Tiếp tục lắng nghe, Nguyễn Trãi còn cảm nhận được tiếng ve “dắng dỏi” bên “lầu tịch dương”. Không chỉ có con người, mà cả những chú ve cũng đang tất bậ trong những ngày hè, góp vào cảnh vật không gian ấy một tiếng ve vui tươi, đầy sức sống.

    Hai từ láy “lao xao” “dắng dỏi” được đảo lên đầu câu thơ càng nhấn mạnh được âm thanh tươi vui, bức tranh sinh động cảnh ngày hè. Phải là một người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lắm, nhà thơ mới có thể quan sát tỉ mỉ, lắng nghe và cảm được sự phát triển, trỗi dậy của cỏ cây, hoa lá, của âm thanh sống động trước cuộc sống đời thường.

    Trước cảnh vật ngày hè vui tươi, rộn rã, sức sống mãnh liệt cuùng cuộc sống tất bật đời thường của người dân lao động, nhà thơ Nguyễn Trãi đã bày tỏ nỗi niềm, khát vọng yên bình, no ấm cho muôn dân:

    “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
    Dân giàu đủ khắp đòi phương”

    Trong ý thơ đặc sắc này, nhà thơ đã mượn điển tích tiếng đàn của Ngu Thuấn để giãi bày khát khao mãnh liệt. Ông mong ước có cây đàn để đánh lên khúc “Nam Phong” cho nhân dân nơi nơi “giàu đủ”, hạnh phúc. Đó chính là cái đẹp trong tâm hồn Nguyễn Trãi. Những ngày dài tưởng như về ở ẩn nhàn rỗi nhưng vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm yêu nước, thương dân. Câu thơ cuối chỉ sáu từ với nhịp thơ 2/2/2 vang lên như tiếng lòng của nhà thơ, cảm xúc dồn nén chất chứa nhiều nỗi niềm sâu thẳm. Nó không chỉ có vậy, câu thơ còn bộc lộ tâm sự về thời thế lúc bấy giờ, mong một triều đình anh minh giúp cho quốc thái dân an.

    Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi đã rất thành công vẽ nên một bức tranh ngày hè rực rỡ, đầy sức sống. Qua đó bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và niềm khát khao cháy bỏng luôn đau đáu trong tim nhà thơ về một cuộc sống bình yên, no đủ cho muôn dân. Tuy bài thơ cách chúng ta hàng bao thế kỷ, nhưng vẻ đẹp giá trị thẩm mĩ và nhân văn vẫn còn sống mãi trong trái tim người đọc

    Trả lời
  2. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
    Dân giàu đủ khắp đòi phương

    Trong những lúc rảnh rỗi, tác giả lại ngồi thưởng thức cảnh vật xung quanh quen thuộc. Cái tâm trí “rồi” hết sức thư nhàn, nhã nhặn, không vội vàng, không vướng bận chuyện chính sự mà hoàn toàn thư thái, tâm tư thì tĩnh lặng. Tâm hồn thi nhân kiếm tìm đến một phút giây trầm lắng suy tư vô cùng! Nó không phải là thứ tâm trạng nhuốm màu buồn với “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở trong lời thơ, tâm trạng Nguyễn Trãi được bộc lộ là sự vui tươi, là sức sống ngập tràn. Và vì thế, cảnh vật qua cái nhìn của sức sống, của tình yêu đời thiết tha ấy cũng phần nào nhộn nhịp, rạo rực hơn thường lệ! Nguyễn Trãi chỉ xin gẩy “một tiếng” để lưu giữ sự thái bình thịnh trị cho cuộc đời. Mong muốn “dân giàu đủ khắp đòi phương” của ông đã thể hiện tấm lòng thương yêu, sự trăn trở và nỗi lo cho dân, cho nước. Mọi ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả đều xuất phát từ trái tim yêu thương cũng như cảm hứng nhân đạo lớn lao. Hình thức câu thơ lục ngôn đã cho ta thấy sự đổi thay trong thi nhân về phần nào thể hiện cách tân thơ của tác giả. 

    Trả lời

Viết một bình luận