viết một đoạn văn kể và tả cái chết của lão hạc trong đó có sử dụng trợ từ thán từ viết một đoạn văn cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm

viết một đoạn văn kể và tả cái chết của lão hạc trong đó có sử dụng trợ từ thán từ
viết một đoạn văn cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm

0 bình luận về “viết một đoạn văn kể và tả cái chết của lão hạc trong đó có sử dụng trợ từ thán từ viết một đoạn văn cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm”

  1. Lão hạc:

    Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.

    Cô bé bán diêm:

    Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

    ~ Chúc bạn học tốt ~

    Bình luận
  2. Cai chết của cô bé bán diêm diễn ra thật thương tâm!Chết trong một đêm giáng sinh gió lạnh băng tuyết. Em mất vì đói, vì khát, vì lạnh nhưng xót xa nhất vẫn là ánh mắt lạnh nhạt, vô cảm của mọi người qua đường nhìn em. Em chết quá đỗi bi thương nên nhà Văn An- Déc -xen đã thể hiện lòng thương cẩm sâu sắc với em- nụ cười. Nụ cười còn vương vấn trên môi em ngay cả khi em mất vì đó là để an ủi phần nào của người đọc. Cai chết của em phản ánh về sự lạnh nhạt của mọi người, phản ánh về gia đình, xã hội. Giúp chúng ta hiểu hơn về hoàn cảnh của những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

    Chúc bạn học tốt

    Bình luận

Viết một bình luận