Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu ) làm rõ lòng hiếu thảo của Thuý Kiều được thể hiện trong “Kiều ở lầu ngưng Bích” từ ” xót người tựa … vừa người ôm

Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu ) làm rõ lòng hiếu thảo của Thuý Kiều được thể hiện trong “Kiều ở lầu ngưng Bích” từ ” xót người tựa … vừa người ôm”. Trong đoạn văn có sửa dụng lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân dưới lời trực tiếp)

0 bình luận về “Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu ) làm rõ lòng hiếu thảo của Thuý Kiều được thể hiện trong “Kiều ở lầu ngưng Bích” từ ” xót người tựa … vừa người ôm”

  1.       Kiều vì cha nên đã bán mình, nàng không ngại hy sinh hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc gia đình. Tại nơi tha hương xứ người, nàng vẫn không nguôi nhớ về cha mẹ của mình. Để diễn tả được nỗi nhớ của nàng, Nguyễn Du đã thể hiện đặc sắc qua câu thơ: “Xót người tựa cửa hôm mai”. Từ xót đã diễn tả được hết tâm trạng của nàng lúc bấy giờ.  Nàng thấy xót thương cho cha mẹ già ở nhà không ai chăm sóc, phụng dưỡng thì tuôit già sức yếu mà không có con ở bên lại còn suốt ngày phải trông chờ tin con.  Nàng thương cha mẹ cảnh ngày ngày ngóng con về trong vô vọng.  Dù ở trong tình cô đơn, tuyệt vọng, bị đẩy đến bước đường cùng nàng Kiều vẫn chẳng may may quan tâm cho số phận mình mà vẫn một lòng hướng về cha mẹ. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cổ ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều.  “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Khi nhớ đến cha mẹ đó là sự đau xót trong suy nghĩ của Thúy Kiều, tất cả đã chứng minh nàng là một người con vô cùng hiếu thảo, có tình, có nghĩa.

    Bình luận

Viết một bình luận