Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu cảm nhận về câu ca dao Thương thay thân phận con tằm..
……
0 bình luận về “Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu cảm nhận về câu ca dao Thương thay thân phận con tằm..
……”
Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây. Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con cuốc giữa trời. Dầu kêu ra máu có người nào nghe..
Bài ca dao trên gợi ra trong ta bao xúc cảm với những kiếp đời nhỏ bé, lênh đênh trong xã hội. Người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật nhỏ bé tội nghiệp thường có sự đồng cảm. Đó chính là đồng cảm thân phận, đồng cảm xuất phát từ cái nghẹn ngào cho chính bản thân mình. Một loạt hình ảnh liệt kê trong bài như con tằm, con kiến, con hạc, chim ,cuốc đều là hình ảnh ẩn dụ về số phân hẩm hiu, khốn khổ của kiếp người trong xã hội. Con tằm kia thì suốt đời tằm chỉ ăn lá dâu, rút ruột tận cùng để làm thành tơ. Chúng lao động cống hiến miệt mài đến chết mà chẳng có được cho mình chút gì. Còn con kiến là loài sinh vật nhỏ bé từng đàn phải kéo đi kiếm ăn chắt chiu, tích bóp mà chẳng đi đâu về đâu. Con hạc, con chim thì phiêu bạt giữa cuộc đời. Số phận của chúng vô định bởi trước mắt chúng chẳng có lấy một bến bờ nào bình an. Tác giả dân gian còn thương cảm cho thân phận con cuốc. Loài vật ấy bị khinh rẻ và dầu có kêu than cũng chẳng được nhận lấy chút ít đồng cảm nào. Mỗi con vật là một kiếp đời nhỏ bé. Thân phận người lao động trong xã hội ấy là thân phận thấp hèn và dường như nỗi đau, bất hạnh đã trở thành quen đến mức nỗi đau dù xé lòng cũng chỉ có thể xót xa mà thôi!
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây.
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời.
Dầu kêu ra máu có người nào nghe..
Bài ca dao trên gợi ra trong ta bao xúc cảm với những kiếp đời nhỏ bé, lênh đênh trong xã hội. Người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật nhỏ bé tội nghiệp thường có sự đồng cảm. Đó chính là đồng cảm thân phận, đồng cảm xuất phát từ cái nghẹn ngào cho chính bản thân mình. Một loạt hình ảnh liệt kê trong bài như con tằm, con kiến, con hạc, chim ,cuốc đều là hình ảnh ẩn dụ về số phân hẩm hiu, khốn khổ của kiếp người trong xã hội. Con tằm kia thì suốt đời tằm chỉ ăn lá dâu, rút ruột tận cùng để làm thành tơ. Chúng lao động cống hiến miệt mài đến chết mà chẳng có được cho mình chút gì. Còn con kiến là loài sinh vật nhỏ bé từng đàn phải kéo đi kiếm ăn chắt chiu, tích bóp mà chẳng đi đâu về đâu. Con hạc, con chim thì phiêu bạt giữa cuộc đời. Số phận của chúng vô định bởi trước mắt chúng chẳng có lấy một bến bờ nào bình an. Tác giả dân gian còn thương cảm cho thân phận con cuốc. Loài vật ấy bị khinh rẻ và dầu có kêu than cũng chẳng được nhận lấy chút ít đồng cảm nào. Mỗi con vật là một kiếp đời nhỏ bé. Thân phận người lao động trong xã hội ấy là thân phận thấp hèn và dường như nỗi đau, bất hạnh đã trở thành quen đến mức nỗi đau dù xé lòng cũng chỉ có thể xót xa mà thôi!