viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ nói về lòng tự trọng
nhanh nha!!!!!!!!
0 bình luận về “viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ nói về lòng tự trọng
nhanh nha!!!!!!!!”
Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính!
Từ bao đời nay người Việt Nam của chúng ta đã có rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong đó có thể nói lòng tự trọng là một phẩm chất đạo đức rất cần thiết ở mỗi người. Vậy lòng tự trọng được hiểu như thế nào? Theo em lòng tự trọng có thể hiểu là coi trọng giữ gìn phẩm cách danh dự của bản thân hay nói cách khác là coi trọng giá trị chính mình. Lòng tự trọng là nhân tố quan trọng làm lên phẩm chất của con người.Người có lòng tự trọng là người biết coi trọng giá trị, đạo đức của bản thân, có lòng hướng thiện, sống có giá trị, biết quan tâm đến người khác. Lòng tự trọng giúp con người biết điều chỉnh hành vi của mình để tránh làm những việc sai trái và thoát ra khỏi cám dỗ của xã hội. Đồng thời giúp con người biết nhận ra lỗi lầm của mình từ đó tìm cách khắc phục, không đổ lỗi hay trốn tránh bổn phận của bản thân. Khi thấy bản thân không đủ kinh nghiệm để đảm nhận một trách nhiệm lớn thì luôn nhìn nhận và đối mặt với những hạn chế của mình để có cách ứng xử đúng đắn, có ý thức tự vươn lên để khẳng định mình trong cuộc sống. Thế nên lòng tự trọng luôn là điều giúp ta đạt được thành công ở mọi hoàn cảnh và mọi lĩnh vực. Trong giao tiếp người có lòng tự trọng sẽ biết cách ứng xử với người khác và biết chú ý đến lời nói của mình sao cho phù hợp với vấn đề được đặt ra. Cũng giống như câu ca dao “ lời nó chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trước khi nói phải luôn suy nghĩ , cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, lời nói phải đi đôi với nhận thức để không mất lòng với mọi người xung quanh khi giao tiếp. Không những thế họ còn coi trọng việc làm của mình, luôn có lối sống lành mạnh, biết tuyên dương, ca ngời cho những người có việc làm và hành động tốt trong xã hội,lấy đó làm tấm gương sáng mà noi theo và luôn phê phàn, lên án cho những kẻ sống trái với đạo lí, với pháp luật. Cũng giống như cụ già đã 60 tuổi, nhưng cụ vẫn luôn tự nuôi sống bản thân mình bằng cách hàng ngày đi nhặt ve trai để có tiền chứ không dựa dẫm con cháu. Vậy nên lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, nhất là khi xã hội đang phát triển.Nhưng thật đáng buồn thay, đau đớn thay cho những kẻ đách mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Họ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác và tranh giành những thành quả mà người khác đạt được , sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề ăn năn, hối lỗi. Hiện nay còn có rất nhiều học sinh xúc phạm thầy cô, không xem thầy cô ra gì, bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành từ thầy cô. Đó quả thực là những hành vi cần phải lên án và phê phán mạnh mẽ. Người thiếu lòng tự trọng không những bị người khác xem thường mà còn bị xa lánh và không được sự tôn trọng từ mọi người. Vậy nên từ giờ mỗi người trong chúng ta hãy học cách sống có lòng tự trọng, biết chững mực trong cuộc sống, luôn coi trọng mọi người xung quanh, chú ý đến lời ăn tiếng nói của mình khi giao tiếp. Không những thế chúng ta còn cần phải nỗ lực, cố gắng trong học tập và luôn tìm tòi học hỏi để hoàn thiện hơn về bản thân mình.
Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính!
Từ bao đời nay người Việt Nam của chúng ta đã có rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong đó có thể nói lòng tự trọng là một phẩm chất đạo đức rất cần thiết ở mỗi người. Vậy lòng tự trọng được hiểu như thế nào? Theo em lòng tự trọng có thể hiểu là coi trọng giữ gìn phẩm cách danh dự của bản thân hay nói cách khác là coi trọng giá trị chính mình. Lòng tự trọng là nhân tố quan trọng làm lên phẩm chất của con người.Người có lòng tự trọng là người biết coi trọng giá trị, đạo đức của bản thân, có lòng hướng thiện, sống có giá trị, biết quan tâm đến người khác. Lòng tự trọng giúp con người biết điều chỉnh hành vi của mình để tránh làm những việc sai trái và thoát ra khỏi cám dỗ của xã hội. Đồng thời giúp con người biết nhận ra lỗi lầm của mình từ đó tìm cách khắc phục, không đổ lỗi hay trốn tránh bổn phận của bản thân. Khi thấy bản thân không đủ kinh nghiệm để đảm nhận một trách nhiệm lớn thì luôn nhìn nhận và đối mặt với những hạn chế của mình để có cách ứng xử đúng đắn, có ý thức tự vươn lên để khẳng định mình trong cuộc sống. Thế nên lòng tự trọng luôn là điều giúp ta đạt được thành công ở mọi hoàn cảnh và mọi lĩnh vực. Trong giao tiếp người có lòng tự trọng sẽ biết cách ứng xử với người khác và biết chú ý đến lời nói của mình sao cho phù hợp với vấn đề được đặt ra. Cũng giống như câu ca dao “ lời nó chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trước khi nói phải luôn suy nghĩ , cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, lời nói phải đi đôi với nhận thức để không mất lòng với mọi người xung quanh khi giao tiếp. Không những thế họ còn coi trọng việc làm của mình, luôn có lối sống lành mạnh, biết tuyên dương, ca ngời cho những người có việc làm và hành động tốt trong xã hội,lấy đó làm tấm gương sáng mà noi theo và luôn phê phàn, lên án cho những kẻ sống trái với đạo lí, với pháp luật. Cũng giống như cụ già đã 60 tuổi, nhưng cụ vẫn luôn tự nuôi sống bản thân mình bằng cách hàng ngày đi nhặt ve trai để có tiền chứ không dựa dẫm con cháu. Vậy nên lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, nhất là khi xã hội đang phát triển.Nhưng thật đáng buồn thay, đau đớn thay cho những kẻ đách mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Họ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác và tranh giành những thành quả mà người khác đạt được , sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề ăn năn, hối lỗi. Hiện nay còn có rất nhiều học sinh xúc phạm thầy cô, không xem thầy cô ra gì, bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành từ thầy cô. Đó quả thực là những hành vi cần phải lên án và phê phán mạnh mẽ. Người thiếu lòng tự trọng không những bị người khác xem thường mà còn bị xa lánh và không được sự tôn trọng từ mọi người. Vậy nên từ giờ mỗi người trong chúng ta hãy học cách sống có lòng tự trọng, biết chững mực trong cuộc sống, luôn coi trọng mọi người xung quanh, chú ý đến lời ăn tiếng nói của mình khi giao tiếp. Không những thế chúng ta còn cần phải nỗ lực, cố gắng trong học tập và luôn tìm tòi học hỏi để hoàn thiện hơn về bản thân mình.
Mình viết không hay cho lắm, thông cảm nha =))