Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về nhà đày bmt hoặc bảo tàng dân tộc đăk lăk

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về nhà đày bmt hoặc bảo tàng dân tộc đăk lăk

0 bình luận về “Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về nhà đày bmt hoặc bảo tàng dân tộc đăk lăk”

  1. Thế hệ chúng tôi, những người sinh ra sau khi nước nhà hoàn toàn tự do – độc lập, chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, báo chí, đã thật sự bàng hoàng trước hình ảnh, hiện vật gắn liền với lịch sử còn lưu giữ tại Nhà đày. Được nghe và chứng kiến những nhục hình tàn bạo (qua hình ảnh, hiện vật) mà bộ máy quản giáo nhà tù sử dụng để tra tấn những chiến sĩ cách mạng, thăm từng căn phòng biệt giam…, chúng tôi càng cảm nhận được những hy sinh gian khổ và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của các chiến sĩ cách mạng. Khi nghe người hướng dẫn viên thuyết trình về những trận đòn tra tấn của kẻ địch đối với các chiến sĩ cộng sản như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương… tại nhà đày, đã có không ít chị em trong đoàn không cầm được nước mắt. Năm tháng qua đi, chiến tranh đã lùi xa, nhưng trong lòng thế hệ trẻ hôm nay luôn khắc ghi công ơn các anh hùng liệt sĩ, các bậc lão thành cách mạng đã không tiếc máu xương, quyết tâm chiến đấu và đã chiến thắng kẻ thù, đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Chuyến tham quan là một trải nghiệm thiết thực về những năm tháng đấu tranh hào hùng của dân tộc, để từ đó mỗi người trong chúng tôi luôn thầm hứa sẽ cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc, sống xứng đáng với những gì mà cha ông đã không tiếc máu xương giành lại. Có thể nói, đây chính là Trường học lý tưởng cách mạng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ…, nên các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là các trường học cần tổ chức nhiều chuyến tham quan đến nhà đày để  giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước cho các em.

    Bình luận
  2. Nhà đày Buôn Ma Thuột do chính quyền thực dân Pháp thiết lập tại Đắk Lắk trong thời kỳ 1930 – 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những Đảng viên cộng sản bị bắt và bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ với một chế độ hết sức khắc nghiệt và tàn bạo.

    Nhà đày Buôn Ma Thuột là một trong những nhà tù, nhà đày nổi tiếng tàn ác của đế quốc Pháp ở Đông Dương. Ở đây suốt từ năm 1930 đến 1945, hàng ngàn lượt tù chính trị Việt Nam đã bị giam giữ, bị chính quyền thực dân Pháp và phong kiến tay sai hành hạ một cách dã man. Nhưng cũng chính tại chốn tù đày tăm tối, khổ ải này, những người cách mạng kiên trung vẫn giữ vững chí khí chiến đấu, giữ vững niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vào sự tất thắng của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Bất chấp mọi cực hình, cách chiến sĩ cách mạng bị tù đày ở Nhà đày Buôn Ma Thuột đã tích cực đấu tranh chống chế độ lao tù tàn bạo, tranh thủ thời gian học tập, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ về nhiều mặt, để có cơ hội thuận lợi họ tìm cách thoát khỏi Nhà đày, hoặc buộc địch trả tự do, trở về với Đảng, với nhân dân trong công cuộc giải phóng dân tộc.

    Nhà đày tọa lạc tại số 17 Tán Thuật, phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột (ngày nay), Nhà đày được xây dựng trên diện tích gần 2ha, với bốn bức tường bao quanh cao 4m dày 40cm, 4 góc đều có vọng gác và có lính canh 24/24h. Phía trong có 6 dãy lao tập thể giam giữ tù nhân, cánh cổng duy nhất được mở ra hướng Nam, bên cạnh cổng chính là dãy xã lim chúng sử dụng để giam giữ tù chính trị mà chúng cho là nguy hiểm, ngoài ra còn có Nhà xưởng, Khu bàn giấy, Nhà kho và Bếp ăn tập thể.

    Khi cách mạng tháng 8 thành công Nhà đày được giải vây, tù nhân được giải phóng. Đến năm 1954, đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược nước ta, chúng tiếp tục sử dụng Nhà đày để giam giữ tù nhân và chia Nhà đày làm hai phần: một bên phục vụ quân nhu, một bên là Trung tâm cải huấn và mở thêm một cánh cổng nằm ở hướng Tây. Ngoài ra, chúng còn xây dựng một số công trình khác như: nhà Nguyện, nhà Quốc thái dân an, nhà tra tấn, dãy xà lim….

    Sau khi đất nước thống nhất, Nhà đày được giao lại cho Ty Công an Đắk Lắk quản lý. Năm 1979 Nhà đày được giao lại cho Sở Văn hóa, Thông tin quản lý (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 1980 Nhà đày được Bộ Văn hóa, Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia.

    Qua các lần trùng tu, ngày nay di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột đã trở thành nơi tham quan cho du khách đến tìm hiểu về quá khứ hào hùng của dân tộc. Nơi đây hiện trưng bày các hình ảnh, hiện vật nhằm phần nào tái hiện lại một cách chân thực, sống động những năm tháng khốc liệt của các chiến sỹ cách mạng kiên trung, bất khuất.

    Bình luận

Viết một bình luận