0 bình luận về “viết một đoạn văn ngắn về đặc điểm tết trung thu”
Bài Mẫu Số 1: Viết Đoạn Văn Kể Về Đêm Trung Thu
“Tùng rinh rinh… tùng tùng tùng rinh rinh…” Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang “Đêm Trung thu rước đèn ông trăng…”. Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.
Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống quan trọng ở Việt Nam.Và nó thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, đêm rằm.Vào ngày này các gia đình và bạn bè thường đến tụ họp, sum vầy với nhau.Ngày nay, Tết Trung thu chủ yếu dành cho trẻ nhỏ ở Việt Nam để tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ nhất trong năm.Trong lễ hội mùa Thu thú vị này, làm mặt nạ và làm đèn lồng có lẽ là một trong nhiều hoạt động được diễn ra.Rất nhiều nhóm bạn trẻ đã sáng tạo ra những chiếc đèn lồng độc đáo, hợp thời trang nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.Những người múa lân sẽ nhảy trên đường phố, họ sẽ không dừng lại cho đến khi bạn đưa cho họ một số tiền may mắn.Và nói đến Trung thu thì không thể không nhắc đến bánh Trung thu.Bánh trung thu nói một cách đơn giản là biểu thị sự trọn vẹn, đoàn tụ của gia đình.
Bài Mẫu Số 1: Viết Đoạn Văn Kể Về Đêm Trung Thu
“Tùng rinh rinh… tùng tùng tùng rinh rinh…” Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang “Đêm Trung thu rước đèn ông trăng…”. Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.
Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống quan trọng ở Việt Nam. Và nó thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, đêm rằm. Vào ngày này các gia đình và bạn bè thường đến tụ họp, sum vầy với nhau. Ngày nay, Tết Trung thu chủ yếu dành cho trẻ nhỏ ở Việt Nam để tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ nhất trong năm. Trong lễ hội mùa Thu thú vị này, làm mặt nạ và làm đèn lồng có lẽ là một trong nhiều hoạt động được diễn ra. Rất nhiều nhóm bạn trẻ đã sáng tạo ra những chiếc đèn lồng độc đáo, hợp thời trang nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Những người múa lân sẽ nhảy trên đường phố, họ sẽ không dừng lại cho đến khi bạn đưa cho họ một số tiền may mắn. Và nói đến Trung thu thì không thể không nhắc đến bánh Trung thu. Bánh trung thu nói một cách đơn giản là biểu thị sự trọn vẹn, đoàn tụ của gia đình.