Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống cao đẹp qua thông điệp “Sống là cho đầu chỉ nhận riêng mình”. -Hóng mấy bạ

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống cao đẹp qua thông điệp “Sống là cho đầu chỉ nhận riêng mình”.
-Hóng mấy bạn tự viết
-Cảm ơn ạ????

0 bình luận về “Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống cao đẹp qua thông điệp “Sống là cho đầu chỉ nhận riêng mình”. -Hóng mấy bạ”

  1. Cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng có nghĩa lí gì khi ta bị tách biệt trong một ốc đảo cô độc. Con người luôn cần có nhau, không phải chỉ để cùng nhau phát triển mà còn cùng nhau yêu thương. Giữa con người với con người, hãy xây dựng lối sống cao đẹp: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. “Cho” ở đây là trao đi yêu thương, cảm thông, sẻ chia, giúp đỡ. Sự “cho” ấy có thể là vật chất, có thể là tinh thần, có thể là những điều bình dị, có thể là lớn lao hơn. Thế nhưng dù thế nào, khi cho đi, chúng ta cũng đã giúp ai đó vượt qua khó khăn và có thêm niềm tin vào cuộc sống. Những người biết cho đi sẽ nhận lại sự an yên, hạnh phúc trong tâm hồn và sự yêu mến từ mọi người. Thế giới này sẽ văn minh, nhân ái hơn khi chúng ta biết giúp đỡ lẫn nhau. Những ngày đại dịch Covid hoành hành qua, biết bao y bác sĩ đã “cho” di lòng nhiệt huyết của mình để tận tâm phục vụ người dân; bà con dành cho nhau từ quả trứng, cân gạo, bó rau đầy nghĩa tình. Vậy mà vẫn có những người sống vô tâm , vô tình, ích kỉ. Chúng ta cần biết cho đi thật khéo léo, chân thành và cần biết ơn, trân trọng khi nhận được tình yêu từ ai đó. 

    Bình luận
  2. Tố Hữu từng nói rằng : “Nếu chúng ta là con chim, chiếc là/ Thì con chim phải hót. Chiếc là phải xanh/ Lẽ nào vay mà không có trả/ sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?” . Đây là một nhận định rất đúng khiến ta phải khắc cốt ghi tâm. Bởi lẽ khi ta sống, không đơn giản chỉ là ta đang tồn tại mà nó còn là một thữ gì đó sâu sắc hơn nhiều, nó có thể là những thứ lớn lao như vật chất mà cũng có thể là những điều nhỏ nhoi như tinh thần. Một người đang sống có thể hiểu là họ đang tồn tại một cách hạnh phúc. Và những thứ hạnh phúc ấy không thể tự mình tạo nên mà là nhờ có những người xung quanh, những người luôn cạnh bên trò chuyện, an ủi chúng ta. Họ cho chúng ta thời gian của họ để giúp ta trở nên vui hơn, trở nên sống hơn. Và ta không thể sống mà chỉ nhận, ta còn nên cho đi. Bởi sống còn có nghĩa là cho đi đâu chỉ là nhận lại. Nếu ta chỉ biết nhận những lời an ủi, động viên của người khác mà không biết cho họ lại thì đến một ngày nào đó sẽ không còn ai cạnh bên và cho ta nữa. Việc cho có thể được thể hiện bởi nhiều hành động, đó có thể là những lời yêu thương. Như anh thanh niên trong lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã sống một cuộc đời cho đi, một cuộc đời dâng hiến. Cũng vì thế mà anh nhận lại được một thứ không thể tuyệt vời hơn từ bác lái xe đó chính là cơ hội được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Nguyễn Thành Long đã dùng những hình ảnh, dẫn chứng của thực tại để cho ta một cái nhìn rõ hơn về một lẽ sống đpej, một lẽ sống cho và nhận. Nhưng vẫn còn rất nhiều người vẫn chưa hiểu được điều này, họ thường chỉ biết sống cho chính mình, những người sống một cách ích kỷ, không có lòng vị tha. Và những người như thế thường ít có những người bạn thực sự hoặc có nhưng chỉ rất ít. Nếu một xã hội chỉ toàn những người như thế thì xã hội đó sẽ dường như không thể phát triển bởi lẽ không ai giúp đỡ ai, và cũng từ đó mà sẽ chẳng có việc gì gọi là từ thiện. Những người ở tầng dưới sẽ mãi ở tần dưới. Thế nên ta phải biết sống một cách vị tha, sống biêcts yêu thương người khác, sống biết cho đi.

    Bình luận

Viết một bình luận