viết một đoạn văn tả cái giếng
giúp mk với chiều mk nộp bài rồi
0 bình luận về “viết một đoạn văn tả cái giếng
giúp mk với chiều mk nộp bài rồi”
Đáp án:Tôi sống ở thị thành đã mấy mươi năm qua nhưng cứ mỗi lần về quê lại lân la tới cái giếng đầu làng, dù giờ chỉ còn chơ vơ cái thành giếng to tròn làm bằng gạch thẻ xưa.
Hồi đó, cái giếng này luôn là nơi khởi nguồn những câu chuyện vui buồn của cả xóm. Phụ nữ thì mang thau quần áo ra giếng vừa giặt giũ vừa cười nói. Cánh đàn ông từ đồng ruộng ghé vào rửa chân tay đầy bùn đất, có người còn dội hàng chục gàu nước lên mình rồi vác cuốc, vác cày về nhà. Lũ con nít chúng tôi sau khi đá banh nhựa trên những cánh đồng vừa mới gặt xong mình mẩy lấm lem ùa tới giếng tha hồ đùa giỡn dội nước ào ào. Rất lạ. Nước giếng làng tôi trong suốt. Những đêm trăng sáng, chúng tôi lại quây quần bên miệng giếng để nhìn trăng nhấp nhô dưới đáy. Có đứa ném những viên đá nhỏ xuống mặt nước để ánh trăng tan ra rồi tụ lại dần.
Nghe người lớn kể không phải chỗ nào trong làng cũng đào được giếng tốt. Người ta phải “xin xăm”, “xin keo” nhiều lần để chọn địa điểm có thể đào giếng có nước quanh năm, trong mát. Hồi đó, giếng làng tôi khá lớn, sâu độ năm, sáu mét, thành giếng xây bằng gạch, bên dưới đúc bằng các ống cống xi măng. Ban đầu múc bằng gàu, thùng, sau này thiết kế trục quay tay bằng gỗ cho đỡ vất vả. Nhiều đôi trai gái xóm tôi nên duyên chồng vợ cũng nhờ cái giếng làng. Thơ mộng lắm, tình tứ lắm khi các cô gánh nước giếng đầu làng đêm trăng sáng, hay ngồi giặt áo bên giếng dưới trăng. Các chàng thì đón đưa sau lũy tre làng, ngồi tự tình bên thành giếng, mơ chuyện lứa đôi.
Giờ nước máy đã về khắp mọi nơi. Ở nông thôn cũng đã có nước “phông tên” từ các trạm cấp nước. Bằng không họ cũng có giếng khoan sâu hàng trăm mét dưới lòng đất. Chỉ bật công tắc điện là nước chảy đến trong tích tắc. Vậy là giếng làng đã bị lãng quên, chối bỏ. Đau xót hơn, người ta ném vào giếng những thứ rác rưởi, xác súc vật, và bất cứ thứ gì bỏ đi. Giếng đầy dần, hôi hám dần và không ai tới nữa.
Riêng tôi lại tới thăm giếng mỗi bận về quê như thăm một người bạn thân thiết suốt đời cống hiến hy sinh và rồi bị ruồng bỏ. Tôi ngồi trên thành giếng, sờ tay lên chiếc tay quay đang mục rã…
Đáp án:Tôi sống ở thị thành đã mấy mươi năm qua nhưng cứ mỗi lần về quê lại lân la tới cái giếng đầu làng, dù giờ chỉ còn chơ vơ cái thành giếng to tròn làm bằng gạch thẻ xưa.
Hồi đó, cái giếng này luôn là nơi khởi nguồn những câu chuyện vui buồn của cả xóm. Phụ nữ thì mang thau quần áo ra giếng vừa giặt giũ vừa cười nói. Cánh đàn ông từ đồng ruộng ghé vào rửa chân tay đầy bùn đất, có người còn dội hàng chục gàu nước lên mình rồi vác cuốc, vác cày về nhà. Lũ con nít chúng tôi sau khi đá banh nhựa trên những cánh đồng vừa mới gặt xong mình mẩy lấm lem ùa tới giếng tha hồ đùa giỡn dội nước ào ào. Rất lạ. Nước giếng làng tôi trong suốt. Những đêm trăng sáng, chúng tôi lại quây quần bên miệng giếng để nhìn trăng nhấp nhô dưới đáy. Có đứa ném những viên đá nhỏ xuống mặt nước để ánh trăng tan ra rồi tụ lại dần.
Nghe người lớn kể không phải chỗ nào trong làng cũng đào được giếng tốt. Người ta phải “xin xăm”, “xin keo” nhiều lần để chọn địa điểm có thể đào giếng có nước quanh năm, trong mát. Hồi đó, giếng làng tôi khá lớn, sâu độ năm, sáu mét, thành giếng xây bằng gạch, bên dưới đúc bằng các ống cống xi măng. Ban đầu múc bằng gàu, thùng, sau này thiết kế trục quay tay bằng gỗ cho đỡ vất vả. Nhiều đôi trai gái xóm tôi nên duyên chồng vợ cũng nhờ cái giếng làng. Thơ mộng lắm, tình tứ lắm khi các cô gánh nước giếng đầu làng đêm trăng sáng, hay ngồi giặt áo bên giếng dưới trăng. Các chàng thì đón đưa sau lũy tre làng, ngồi tự tình bên thành giếng, mơ chuyện lứa đôi.
Giờ nước máy đã về khắp mọi nơi. Ở nông thôn cũng đã có nước “phông tên” từ các trạm cấp nước. Bằng không họ cũng có giếng khoan sâu hàng trăm mét dưới lòng đất. Chỉ bật công tắc điện là nước chảy đến trong tích tắc. Vậy là giếng làng đã bị lãng quên, chối bỏ. Đau xót hơn, người ta ném vào giếng những thứ rác rưởi, xác súc vật, và bất cứ thứ gì bỏ đi. Giếng đầy dần, hôi hám dần và không ai tới nữa.
Riêng tôi lại tới thăm giếng mỗi bận về quê như thăm một người bạn thân thiết suốt đời cống hiến hy sinh và rồi bị ruồng bỏ. Tôi ngồi trên thành giếng, sờ tay lên chiếc tay quay đang mục rã…
Giải thích các bước giải: