viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài cảnh khuya. đừng chép trên mạng nha bạn nào có đề cương văn 7 thì gửi cho mình th

By Claire

viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài cảnh khuya. đừng chép trên mạng nha
bạn nào có đề cương văn 7 thì gửi cho mình thui cũng được

0 bình luận về “viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài cảnh khuya. đừng chép trên mạng nha bạn nào có đề cương văn 7 thì gửi cho mình th”

  1. cảnh khuya là bài thơ do bác hồ viết khi ở chiến khu việt bắc. Bài thơ này thể hiện tình cảm của người chiến sĩ rất yêu quê hương đất nước và nhớ nhà khi đi hành quân xa. bài cảnh khuya  cho ta thấy bác là người rất yêu thiên nhiên yêu quê hương đất nước. câu thơ:

                                ”tiếng suối trong như tiếng hát xa

                                   trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

    câu thơ này cho ta thấy cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ ,bóng cây lồng vào các bông hoa. cũng có thế hình dung là ánh trăng  chiếu rọi vào các vòm lá của cây cổ thụ in bóng xuống mặt đất nhu muôn nghìn bông hoa.bác là người rất yêu thiên nhiên chỉ nghe thoi mà bác cũng biết tiếng suối trong và như tiếng hát.

    câu thơ: 

                                    ”cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                             chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

    hai câu thơ trên nói về nỗi lòng người chiến sĩ lo cho quê hương, lo cho đất nước nên ko ngủ được. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại Bác luôn quan tâm đến đời sống người dân quan tâm đến việc nước mà ko ngủ dc. Bác là thế luôn luôn nghĩ cho dân cho nc mà ko bao giờ nghĩ đến mình cả.

    qua bài thơ em cảm thấy  Bác là người rất yêu thiên nhiên yêu quê hương đất nc và luôn luôn lo cho đời sống nhân dân dc ổn địnhvà em cũng cảm nhận dc tình yêu thiên nhiên của Bác dành cho bài thơ.

    Trả lời
  2. Cảnh khuya là thi phẩm đặc sắc để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được Bác viết trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc. Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh buôi đêm thơ mộng, trữ tình. Đó là âm thanh của tiếng suối, là ánh sáng của vầng trăng, là hoa rực rỡ trong đêm. Nghệ thuật so sánh cùng điệp từ đã vẽ lên khung cảnh buổi đêm Việt Bắc thi vị, gợi bao xúc cảm trong thi nhân. Nhân vật trữ tình hiện lên trực tiếp trong hai câu cuối của bài với tư thế “chưa ngủ”. Bút pháp so sánh một lần nữa trở thành phương tiện để tác giả khắc họa được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân. Thi nhân không chỉ thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, không chỉ gửi gắm một tình yêu thiên nhiên nồng nàn thiết tha mà trong cái đẹp của buổi đêm kia là niềm lạc quan, niềm hi vọng về ngày mai tươi sáng của dân tộc. 

    Trả lời

Viết một bình luận