viết một đoạn văn về chủ đề gia đình viết một đoạn văn về chủ đề nhà trường

viết một đoạn văn về chủ đề gia đình
viết một đoạn văn về chủ đề nhà trường

0 bình luận về “viết một đoạn văn về chủ đề gia đình viết một đoạn văn về chủ đề nhà trường”

  1. Bài 1:

    Gia đình! Hai tiếng thật đặc biệt và thân thương. Đây là nơi chứa đựng bao kỉ niệm, bao niềm vui và nỗi buồn của ta. Nhớ lắm cái hồi còn bé cứ chiều chiều ta lại được mẹ lại kéo ra bờ giếng gội đầu cho ta bằng nồi nước bồ kết. Đến giờ, mỗi khi nhớ lại, ta cứ thấy mùi bồ kết thoang thoảng đâu đây. Ta cũng nhớ rõ lắm mỗi trưa hè nắng nóng, ta nằm trên chiều bên cạnh bà nội, tay bà nhẹ nhàng cầm quạt nan phe phẩy cho ta. Mỗi buổi tối trăng sáng, tay cầm bát cháo chè thơm nức, ta và mấy đứa trẻ vừa ngắm sao vừa nghe ông nội kể về thời ông đi chiến đấu. Những hình ảnh cứ hiện lên thật rõ ràng và ấm áp quá. Giờ đây, ta đã lớn, cũng không còn được mẹ gội đầu cho nữa, ta chợt nhận ra tóc mẹ đã bạc màu. Ta cũng không còn được bà quạt cho mỗi trưa hè nắng nóng nữa nhưng sao ta có thể quên hết bao kỉ niệm ngọt ngào kia. Dù sau này có thể ta sẽ chẳng thể mãi bên những người thân yêu nhưng ta sẽ không bao giờ quên về họ. Họ là những người ta yêu thương nhất, là món quà ưúy giá nhất cuộc đời ban cho ta.

    bài 2

    ừ xưa đến nay đã có nhiều người quan tâm và quan điểm về cách học ,hành quan hệ của chúng cái nào quan trọng hơn . tiêt trước ta đã học bài ” bàn luận về pháp học ” La Sơn , Phu Tử , nguyễn Thiếp đã có đề cặp đến vấn đề này . lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc . tuần tự tiến lên học đến tứ thư , ngũ kinh .họa may kẻ nhân tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên .dó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người . xin chớ bỏ qua.
    TB: đoạn tấu của nguyễn thiếp là kinh nghiệm của ông đã đúc kết được trong nhiều năm học và dạy học của mình cùng với phương pháp dạy học của một bậc thầy nho giáo đời tống của trung quốc đó là chu tử .
    theo cách dạy của hai bậc thầy trên .” học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo điều học mà làm “.
    vậy chúng ta cần biết học là gì? hành là gì?
    học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại đã đúc kết được từ bao đời nay . chúng ta cò thể học ở trường , tiếp thu những tri thức từ thấy cô , bạn bè,sách vở hoặc trong cuộc sống . mọi người chúng ta tất cả đều phải học , học để làm chủ bạn thân, học để có thành tựu sau này , biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày , xây dựng tổ quốc giàu đẹp , vững mạnh và nhiều điều khác nữa . ví dụ: khi nghe thầy cô giảng bài địa hoặc xem sách thì ta có thể biết nhiều thứ như nước ta có bao nhiêu tỉnh , tp , vị trí ở đâu …. theo cách nói của nguyễn thiếp thì muốn học tốt để có thành tựu thì phải biết tóm gọn lại cho dễ học , tóm tắt lại nội dung của bài học đó .
    hành là quá trình áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn đời sống của mình , ví dụ: một bác sĩ sử dụng những kiến thức của mình đã tiếp hu được để chữa bệnh cho mọi người. một kĩ sư kiến trúc dùng những gì mình tiếp thu được để xây dựng đường xá, nhà cửa , côgn viên , một giáo viên lấy những gì học được từ trước tới nay để dạy cho học trò của mình đó là hành .
    Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?
    nếu học mà không hành thì sẽ không áp dụng , sử dụng được những kiến thức tri thức của mình vào thực tiễn đời sống , công việc của mình , Bác Hồ đã khẳng định : học để hành có nghĩa là học để làm cho tốt . thực tế cũng vậy , ông cha ta cũng nói “bất học bất tri lí” . cuối cùng mục dích của việc học là để thực hành . nếu học giỏi đến đâu mà không thực hành thì cũng ” dặm chân tại chỗ” mà thôi , càng tốn nhiều tiền của mà thôi. suy ra công việc không trót lọt , không thành công như mong muốn .ví dụ: một bác sĩ chỉ học lí thuyết kkhông thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người .một kĩ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố , căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .
    nếu hành mà không học thì không biết gì dể áp dụng thực hành làm việc sẽ giống như những ví dụ trên gây ra những hậu quả không lường trước được . giống như khi ta làm một bài toán hoặc một bài văn ta không thể dựa vào kinh ngiệm mà làm được , chúng ta phải dựa vào kiến thức đã học để mà làm …
    khi làm phải nắm vững lí thuyết . trong công nghiệp nếu làm theo kinh nghiệm năng suất sẽ không cao .những công việc mà chỉ áp dụng kinh nghiệm của mình thì chỉ phù hợp với những công việc đơn giản . còn những công việc phức tạp liên quan đến kĩ thuật đòi hỏi đến lí thuyết, trình độ hiểu biết khoa học và kĩ thuật .
    Vì vậy học phải đi đôi với hành . trong thời đại khoa học – kĩ thuật thì càng phải học và học không ngừng .đời sống phát triễn nhanh chóng như hiện nay nếu không học ta sẽ không dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
    cốt lõi trong phương pháp học của la sơn phu tử là học đi dôi với hành . giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ . học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành . hành giúp con người vận dụng ,củng cố , bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã dược học vào thực tế
    vậy học và hành phải đi đôi với nhau không nên coi nhẹ mặt nào có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao .ý kiến của la sơn phu tử tuy đưa ra cách đêy mấy thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy , học tập trong thời hiện đại
    KB: hiện giờ chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường nếu chúng ta học vẹt mà không hiểu nội dung của nó để thực hành thì những gì chúng ta đã học coi nhhư là vô nghĩa

    Bình luận
  2. Viết một đoạn văn về chủ đề gia đình

    Hai tiếng “gia đình” vang lên gợi biết bao niềm thiêng liêng, yêu mến. Gia đình là mái nhà nơi cha mẹ dựng xây bằng tình yêu thương nhau nồng cháy. Từ tình yêu thắm thiết ấy, những đứa con đẹp đẽ, ngoan hiền cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui khôn xiết của cả cha và mẹ. Bởi vậy, gia đình là nơi gắn kết chúng ta bằng sợi dây ruột thịt vô cùng thiêng liêng. Cảm động hơn, gia đình cũng là nơi bắt nguồn những tình cảm vô cùng cao đẹp: tình vợ chồng, tĩnh mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em… Minh chứng cho những tình cảm đó không chỉ có những cảm xúc cá nhân của mỗi chúng ta dành cho người thân trong gia đình mà còn có dòng sông văn học tuôn chảy bao đời nay cũng lấy đó làm đề tài bất diệt.

    Viết một đoạn văn về chủ đề nhà trường

    Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Tôi yêu nhất mái trường cấp hai – nơi tôi đang học : đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc “thiêng liêng” nhất.

    Bình luận

Viết một bình luận