Viết phần thân bài biểu cảm hai câu đầu của bài Phò Giá Về Kinh
0 bình luận về “Viết phần thân bài biểu cảm hai câu đầu của bài Phò Giá Về Kinh”
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
(Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.)
Chương Dương là bến sông nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Hà Nội. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy. Hàm Tử là địa danh ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Chiến thắng Hàm Tử vào tháng 4 cùng năm do tướng Trần Nhật Duật lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.
Đây là những trận thủy chiến dữ dội nổ ra tren chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai tháng sau, Trần Quang Khải đại thắng giặc Nguyên – Mông tại Chương Dương. Hàng vạn tên lính xâm lược bị tiêu diệt, hoặc bị bắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của giặc.
Hai cụm từ: Đoạt sáo (cướp giáo) và Cầm Hồ (bắt giặc) được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. Từ vua quan, tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào.
Hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ nhanh, gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt) thể hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của chiến trận. Tác giả không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.
Mùa hè năm Ất Dậu là một mốc son trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện thực sôi động đã truyền cảm hứng vào những vần thơ hùng tráng khiến bài thơ mang đậm phong vị anh hùng ca.
Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đói để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước là do nhà thơ đang sống trong không khí hào hùng của chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra. Kế đó, nhà thơ làm sống lại không khí sôi động của chiến thắng Hàm Tử trước đó chưa lâu.
Hai chiến công Chương Dương độ và Hàm Tử quan đã làm thay đổi cục diện thế trận của quân ta. Từ chỗ rút lui theo chiến lược, quân ta đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Nguyên do tướng Thoát Hoan cầm đầu ồ ạt sang cướp phá nước ta. Kinh thành Thăng Long chìm trong khói lửa ngút trời. Hai mũi tấn công của giặc từ Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra, kẹp lại như hai gọng kìm sắt. Vận nước lúc đó như “chỉ mành treo chuông” nhưng với tài thao lược của các vị danh tướng, quân ta đã lấy đoản binh chế trường trận, lấy yếu đánh mạnh. Với chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, quân ta đã giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc hung hăng, ngạo mạn. Kinh thành Thăng Long được giải phóng. Quân xâm lược đã bị quét sạch ra khỏi bờ cõi nước ta.
Trần Quang Khải là nhà thơ đầu tiên đã đưa địa danh sông núi Đại Việt thân yêu vào thơ ca. Cái tên Chương Dương và Hàm Tử đã in đậm vào lịch sử chống ngoại xâm, vào lịch sử văn chương như một dấu son chói lọi. Phải là người trong cuộc, tha thiết yêu non sông gấm vóc của đất nước mình, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hào hùng đến thế!
Hai câu đầu nhắc lại cuộc chiến thắng vang rộn của quân và dân ta đời Trần năm 1085, dưới sự chỉ huy trực tiếp của thượng tướng quân của Trần Quang Khải tạo đến Chương Dương và Cửa Hàm Tử đều dọc theo bờ sông hồng . Hai chiến thắng góp phần xoay chuyển thế trận tạo điều kiện cho ông hộ gioi hai vị giá về Thăng Long
Lời thơ ngắn gọn , súc tích rồn nén . Mỗi chiến thắng nêu mốt chiến thắng nổi bật trận Chương Dương ghi đc nhiều vũ khí , trên Hàm Tử bắt đc nhiều tù binh . Trong thực tế trận Hàm Tử xảy ra trước , trận Chương Dương xảy ra sau . Những vị tướng – nhà thơ vẫn mở đầu bài thơ bằng trận Chương Dương vì dường như ông vẫn đang sống trong tâm trạng hân hoan mừng vui chiến thắng vừa xảy ra . Từ hiện tại gợi chiến thắng trước . Hai chiến thắng đã gần nhau về thời gian và địa điểm ,hai câu thơ chỉ với 10 tiếng có vẻ như khô khan đã làm chứa biết bao tâm trạng , buồn vui, phấn chấn của vị tướng đồng ngư lược – người đã góp công đầu chỉ huy tạo nên 2 chiến công này thể hiện thế và lực của dân ta tấn công áp đảo hơn hẳn đoạt cầm thế hào khí Đông A
Hai câu cuối nhắc lại hai chiến thắng oanh liệt vừa xảy ra , tác giả đã gửi lời động viên , xây dựng vào phát triển . nói lên sự nỗ lực chiến đấu của Hàm Tử .
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
(Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.)
Chương Dương là bến sông nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Hà Nội. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy. Hàm Tử là địa danh ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Chiến thắng Hàm Tử vào tháng 4 cùng năm do tướng Trần Nhật Duật lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.
Đây là những trận thủy chiến dữ dội nổ ra tren chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai tháng sau, Trần Quang Khải đại thắng giặc Nguyên – Mông tại Chương Dương. Hàng vạn tên lính xâm lược bị tiêu diệt, hoặc bị bắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của giặc.
Hai cụm từ: Đoạt sáo (cướp giáo) và Cầm Hồ (bắt giặc) được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. Từ vua quan, tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào.
Hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ nhanh, gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt) thể hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của chiến trận. Tác giả không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.
Mùa hè năm Ất Dậu là một mốc son trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện thực sôi động đã truyền cảm hứng vào những vần thơ hùng tráng khiến bài thơ mang đậm phong vị anh hùng ca.
Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đói để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước là do nhà thơ đang sống trong không khí hào hùng của chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra. Kế đó, nhà thơ làm sống lại không khí sôi động của chiến thắng Hàm Tử trước đó chưa lâu.
Hai chiến công Chương Dương độ và Hàm Tử quan đã làm thay đổi cục diện thế trận của quân ta. Từ chỗ rút lui theo chiến lược, quân ta đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Nguyên do tướng Thoát Hoan cầm đầu ồ ạt sang cướp phá nước ta. Kinh thành Thăng Long chìm trong khói lửa ngút trời. Hai mũi tấn công của giặc từ Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra, kẹp lại như hai gọng kìm sắt. Vận nước lúc đó như “chỉ mành treo chuông” nhưng với tài thao lược của các vị danh tướng, quân ta đã lấy đoản binh chế trường trận, lấy yếu đánh mạnh. Với chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, quân ta đã giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc hung hăng, ngạo mạn. Kinh thành Thăng Long được giải phóng. Quân xâm lược đã bị quét sạch ra khỏi bờ cõi nước ta.
Trần Quang Khải là nhà thơ đầu tiên đã đưa địa danh sông núi Đại Việt thân yêu vào thơ ca. Cái tên Chương Dương và Hàm Tử đã in đậm vào lịch sử chống ngoại xâm, vào lịch sử văn chương như một dấu son chói lọi. Phải là người trong cuộc, tha thiết yêu non sông gấm vóc của đất nước mình, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hào hùng đến thế!
~ Chúc Bạn học tốt ~
Thân bài
Hai câu đầu nhắc lại cuộc chiến thắng vang rộn của quân và dân ta đời Trần năm 1085, dưới sự chỉ huy trực tiếp của thượng tướng quân của Trần Quang Khải tạo đến Chương Dương và Cửa Hàm Tử đều dọc theo bờ sông hồng . Hai chiến thắng góp phần xoay chuyển thế trận tạo điều kiện cho ông hộ gioi hai vị giá về Thăng Long
Lời thơ ngắn gọn , súc tích rồn nén . Mỗi chiến thắng nêu mốt chiến thắng nổi bật trận Chương Dương ghi đc nhiều vũ khí , trên Hàm Tử bắt đc nhiều tù binh . Trong thực tế trận Hàm Tử xảy ra trước , trận Chương Dương xảy ra sau . Những vị tướng – nhà thơ vẫn mở đầu bài thơ bằng trận Chương Dương vì dường như ông vẫn đang sống trong tâm trạng hân hoan mừng vui chiến thắng vừa xảy ra . Từ hiện tại gợi chiến thắng trước . Hai chiến thắng đã gần nhau về thời gian và địa điểm ,hai câu thơ chỉ với 10 tiếng có vẻ như khô khan đã làm chứa biết bao tâm trạng , buồn vui, phấn chấn của vị tướng đồng ngư lược – người đã góp công đầu chỉ huy tạo nên 2 chiến công này thể hiện thế và lực của dân ta tấn công áp đảo hơn hẳn đoạt cầm thế hào khí Đông A
Hai câu cuối nhắc lại hai chiến thắng oanh liệt vừa xảy ra , tác giả đã gửi lời động viên , xây dựng vào phát triển . nói lên sự nỗ lực chiến đấu của Hàm Tử .