0 bình luận về “Viết tham luận về cách học giỏi môn văn.”
Có một điều mà ai cũng biết đó là hiện nay môn Ngữ văn ở trường phổ thông chưa được học sinh quan tâm đúng mức và thậm chí cả phụ huynh cũng phản đối khi con cái họ lựa chọn niềm say mê này vì họ mong muốn, kì vọng ở con em họ học tốt những môn học có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hiện đại như Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ, Tin học. Nhưng có một điều mà không phải ai cũng biết đó là vai trò và tầm quan trọng thực sự của môn Ngữ văn đối với học sinh ở trường THPT và đối với cả con người thời hiện đại ở trong xã hội: Giúp cho con người thấy được những cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống; giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử và lối sống đúng đắn, lành mạnh hơn vì “Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ và thiếu tâm hồn” (một nhà văn người Mê-hi-cô đã từng nói vậy). Hơn thế, môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác …Vì không nhận thức đầy đủ về những lẽ trên nên Ngữ văn trở thành môn học khô, khó…và vì thế nó được tìm hiểu, nghiên cứu bằng tinh thần đối phó, bằng thái độ gượng ép của học sinh, bằng sự hụt hẫng, chán nản của những giáo viên tâm huyết và sự qua loa, chiếu lệ của những giáo viên không mấy gắn bó với nghề. Vậy nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ đâu?
Thứ nhất, phải kể đến lối sống và suy nghĩ quá thực dụng của học sinh, phụ huynh…Môn Văn giúp chúng ta nhiều điều? Đúng! Nó cần thiết? Cần! Nhưng điều quan trọng là nó khó có khả năng sản sinh ra các giá trị vật chất so với các môn học khác. Như vậy nghĩa là nó khó có thể mang đến một tương lai tốt đẹp cho học sinh (đây là quan niệm của phần lớn phụ huynh, học sinh trong thời buổi kinh tế thị trường) vì rằng: “văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền”. Nhìn vào thực tế, ta không khó để nhận ra rằng khi lựa chọn khối thi để thi vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của học sinh trên địa bàn Tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung thì số lượng học sinh đăng kí thi ở các khối có môn Ngữ văn và các môn khoa học xã hội ít hơn nhiều so với các khối thuộc các môn khoa học tự nhiên. Chỉ có những học sinh hoặc là có năng lực thực sự, say mê thực sự đối với môn Văn; hoặc là những học sinh học quá yếu các môn khác không thể đi thi khối khác thì họ mới thi khối C (có môn Ngữ văn) vì cho rằng chỉ cần …học thuộc. Đã từng có năm học mà cả Thành phố Hà Nội không hề có dù chỉ một bộ hồ sơ dự thi khối C đó thôi! Mặt khác, khi lựa chọn học Văn để tạo dựng tương lai thì những học sinh của các môn khoa học xã hội cũng phải thừa nhận rằng họ có quá ít trường, ngành để lựa chọn trong khi các môn khoa học tự nhiên thì ngày càng nhiều: Không Bách Khoa thì Kinh tế, không Công lập thì Dân lập, đặc biệt là trong những năm gần đây, hệ thống các trường Dân lập ồ ạt mọc lên như nấm sau mưa…Và khi đã tính toán một cách thực dụng nghĩa là học sinh không học, không tập trung, không đầu tư đúng mức cho môn Văn thì sẽ dẫn đến tình trạng học bài một cách chiếu lệ, đối phó…làm mất đi nguồn “cảm hứng sáng tạo” của các thầy cô trong từng tiết học. Vậy lấy đâu ra những giờ Văn thực sự có chất lượng?
Thứ hai, phải kể đến vai trò của đội ngũ giáo viên và chúng ta không khó để nhận ra rằng: những giáo viên có chuyên môn, có tâm huyết với nghiêp văn chương càng ngày càng ít. Điều này xuất phát từ khâu đào tạo (đối với những học sinh không có khả năng học môn gì thì đi…khối C thì lấy đâu ra chất lượng giáo viên tốt?) từ các trường đại học. Kế đó là chế độ chính sách đối với nhà giáo không phải ở đâu cũng đảm bảo khiến nhiều thầy cô bị “gánh nặng áo cơm ghì sát đất” khiến họ đánh mất đi niềm say mê văn chương vốn có của mình. Ở địa bàn Tỉnh Lai Châu thì không đến nỗi vậy, nhưng với một tỉnh mới tái lập chưa đầy 10 năm, nhu cầu về nguồn lực con người, nguồn cán bộ có kinh nghiệm còn thiếu mà những giáo viên giỏi chuyên môn thì họ lại giỏi thêm…nhiều thứ nên việc thuyên chuyển và sắp xếp cán bộ cũng là một trong số nguyên nhân khiến giáo viên có trình độ chuyên môn giảng dạy Ngữ văn ngày càng ít. “Sân khấu” văn chương đành nhường lại cho thế hệ trẻ mà trong đó đa số là GV chưa có nhiều năm công tác, chưa có kinh nghiệm giảng dạy nên phương pháp giảng dạy nhiều bài chưa phù hợp với đối tượng học sinh, với phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn; việc vận dụng các phương pháp dạy học ở từng tiết học, thậm chí là ở từng đơn vị kiến thức còn chưa linh hoạt; chưa kể đến một số giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu và yếu về kiến thức chuyên môn (dạy chưa đảm bảo đủ, đúng kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng hoặc chỉ dạy những gì mình biết mà không phải dạy những thứ học sinh cần). Vì thế, giáo viên – người là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm với học sinh – đã không thể truyền lại được cái hay, cái thú vị, cái hấp dẫn và ý nghĩa thực sự của tác phẩm văn học và của bộ môn Ngữ văn đến với học sinh.
Thứ ba là học sinh hiện nay không chỉ thực dụng mà còn lười…kinh niên. Soạn bài, chuẩn bị bài thì qua quýt, bài cũ không học, bài mới… càng không. Học tác phẩm thơ nhưng lại không thể thuộc thơ; học văn xuôi nhưng lại không thể tóm tắt được tác phẩm. Cứ thế, kì này qua kì khác, năm này qua năm khác…khi vào phòng thi thì…bịa.(“nhà văn nói láo” mà! Các em bảo nhau vậy). Điều này kéo dài dẫn đến học sinh ngày càng thiếu và hổng kiến thức. Ngọc không được mài dũa thường xuyên thì làm sao sáng được? Trong tiết học, nếu gặp những thầy cô không chỉ thiếu kiến thức mà còn thiếu trách nhiệm, dạy hời hợt, qua loa, không biết cách đào sâu, tìm tòi sáng tạo…thì các em cũng không cảm nhận được cái hay, cái đẹp và giá trị đích thực của tác phẩm, của bộ môn Ngữ văn. Ông cha ta đã dạy “học đi đôi với hành” nhưng với học sinh THPT ở Lai Châu thì các em không chỉ thiếu, hổng kiến thức mà kĩ năng viết văn còn nhiều em ở mức yếu, kém. Và cũng vì yếu kém nên các em thường nảy sinh tâm lí chán nản, ngại học nên chất lượng học văn của các em đã thấp lại càng thấp hơn…
Thứ tư là có nhiều nhà trường chưa quan tâm đến đặc thù của môn học, chưa có sự đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có những hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh… giúp nâng cao ý thức của học sinh về tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực sự của câu “Văn học là nhân học”(M.Gorki).
Qua một thời gian làm việc của đại hội tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết công tác công đoàn nhiệm kỳ ….. và phương hướng hoạt động công đoàn nhiệm kỳ .;……
Rất vinh dự cho tôi khi được sự uỷ nhiệm của Đoàn chủ tịch. Tôi xin được đóng góp một vài ý kiến nhỏ của mình trong bản tham luận về học tập.
Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta. Ít nhất là nó đã gắn bó với chúng ta được 12 năm. 12 năm với học tập, có người cho nó là niềm vui, niềm hạnh phúc; có người lại coi nó như nỗi ám ảnh thường trực mỗi khi đến trường; có người lại coi nó không còn tồn tại trong tâm trí của mình.
Tuy nhiên, đại đa số HSSV hiện nay, bao gồm tôi và bạn, có nhiều lần xem chuyện học như một gánh nặng phải đeo bám suốt mười mấy năm. Những bài tập khó, những đợt kiểm tra và những bài học khó nuốt, chúng ta thường dùng một kế sách, đó là: đối phó.
Học để đối phó. Rõ ràng, đó không phải mục đích của việc học.
Tổ chức UNESCO có 1 câu nói: “Học để hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống…”. Đúng như vậy, điều trên rất quan trọng, nó còn quan trọng đến nỗi nếu bạn không xác định được học để làm gì, thì mãi mãi với bạn, học luôn là cực hình. Bởi, bạn không thể bắn trúng vào một cái đích khi mà không biết cái đích ở đâu. Xác định mục tiêu của bản thân luôn là yếu tố hàng đầu trong học tập. Cuộc sống của chúng ta hiện nay phụ thuộc vào học tập rất nhiều. Bạn không thể ngồi chờ điều kì diệu sẽ đến với cuộc đời mình. Định mệnh không phải là vấn đề cơ hội, đó là vấn đề chọn lựa. Đó không phải là điều được trông chờ, mà là điều mà bạn phải đạt được.
Điều quan trọng thứ hai sau xác định mục tiêu, là niềm tin. Chính xác hơn là niềm tin vào chính bản thân mình. Nếu bạn tin rằng bạn không thể học giỏi môn Chính trị, Môn Tiếng Anh… thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào khá lên được. Một khi bạn đã chấp nhận sự thật “phũ phàng” ấy, bạn sẽ viện vào hàng chục lí do, mà lí do nào cũng mang đầy cơ sở khoa học: nào là do di truyền, thầy cô dạy chán, chương trình học rắc rối, hay thậm chí là do đứa bạn ngồi bên chẳng giỏi hơn mình… Hãy nhớ một điều rằng bạn có thể học bất cứ điều gì cần học để đạt được bất cứ mục tiêu nào tự đặt ra cho mình. Con người là tuyệt tác của thiên nhiên. Và, kĩ năng học tập là kỹ năng tuyệt tác nhất của con người. Xin hãy nhớ rằng: “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình”.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, bằng các phương tiện khác nhau. Nhưng kĩ năng quan trọng nhất là tự học. Khả năng độc lập trong học tập, tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Dù cho là phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng có một số yếu tố mà bạn nên quan tâm:
Giả sử bạn được chọn trong 3 điều sau: tiền bạc, sức khỏe, tình yêu. Bạn sẽ chọn điều gì quan trọng nhất với bạn? Một số bạn có tư tưởng hiện thực hóa sẽ chọn tiền bạc. Số khác, giả vờ ngây thơ và trong sáng, sẽ chọn tình yêu. Nhưng ít ai chú ý rằng sức khỏe mới là điều thực sự quan trọng. Ngay cả trong học tập cũng vậy, khi mà đầu bạn đang đau như búa bổ, tay chân mỏi nhừ và mắt cứ nhíu lại vì thức quá khuya, bạn sẽ chẳng thể nhét nửa chữ vào đầu. Đừng nghĩ rằng mình đang ở độ “mơn mởn tuổi xuân” mà coi thường sức khỏe. Vì vậy, ngoài việc học tập, các bạn cần nên chú ý đến sức khỏe, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tránh không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc, hay nghiện các trò chơi điện tử.
Sắp xếp thời gian hợp lý, chia nhỏ công việc để dễ dàng thực hiện. Đừng ngại khó khăn và thất bại và đừng bao giờ bỏ cuộc các bạn nhé đích ngắm đã ở trước mắt chúng ta rồi.
Chúng ta, các bạn và tôi đều sinh ra từ vùng quê nghèo, cha mẹ chúng ta đã và đang rất cố gắng, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để cho chúng ta có cơ hội được tiếp cận với các cơ hội của cuộc đời, chúng ta hãy nắm lấy, tận dụng và sử dụng sao cho hiệu quả nhất để rồi ta không phải hối hận, không phải thốt lên “Nếu mà … “.
Chúng ta được đi học, chúng ta đã là người may mắn không nằm trong số 2 tỷ người mù chữ trên trái đất này tại sao chúng ta không cố gắng. Vẫn biết năm nhất của học sinh trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật cái gì cũng bỡ ngỡ, mới mẻ. Lựa chọn ngành Địa chính để gắn bó cuộc đời, mỗi chúng ta luôn phải nhớ rằng bạn phải có kiến thức thực sự, hãy xác định tư tưởng và niềm tin cho chính bản thân mình. Học ngành Địa chính khối lượng kiến thức rất nhiều, nhiều thông tin cần phải nhớ và cần phải chính xác, kỹ năng cần phải thuần thục vì thế mỗi chúng ta cần tìm cho mình phương pháp học tốt nhất, phù hợp nhất.
Qua hơn 15 tuần học chúng ta đã được làm quen với một số môn: Lý thuyết thông tin tư liệu địa chính; Bản đồ địa chính, đất và bảo vệ đất.. Trong quá trình học tập vẫn còn một số thành viên trong lớp ý thức học tập.Trong giờ học vẫn còn mất trật tự, bỏ tiết nghỉ học không lý do. Để hạn chế những yếu kém đó mỗi chúng ta cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, chuyển từ học tập bị động sang học tập chủ động và tích cực tham gia các các phong trào thi đua mà Nhà trường đã phát động.
Một vài lời tự sự chia sẻ cùng các bạn, để các bạn và tôi cùng cố gắng hơn nữa để tập thể lớp chúng ta vững mạnh về mọi mặt, chúng ta cùng đạt kết quả cao trong học tập, tích lũy được kiến thức vững vàng cho một nghề nghiệp trong tương lai.
Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về vấn đề học tập. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để bản tham luận của tôi được đầy đủ hơn. Cuối cùng xin kính chúc sức khoẻ các quý vị đại biểu, ĐVTN chúc các đồng chí luôn tươi vui và hạnh phúc. Chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Có một điều mà ai cũng biết đó là hiện nay môn Ngữ văn ở trường phổ thông chưa được học sinh quan tâm đúng mức và thậm chí cả phụ huynh cũng phản đối khi con cái họ lựa chọn niềm say mê này vì họ mong muốn, kì vọng ở con em họ học tốt những môn học có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hiện đại như Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ, Tin học. Nhưng có một điều mà không phải ai cũng biết đó là vai trò và tầm quan trọng thực sự của môn Ngữ văn đối với học sinh ở trường THPT và đối với cả con người thời hiện đại ở trong xã hội: Giúp cho con người thấy được những cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống; giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử và lối sống đúng đắn, lành mạnh hơn vì “Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ và thiếu tâm hồn” (một nhà văn người Mê-hi-cô đã từng nói vậy). Hơn thế, môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác …Vì không nhận thức đầy đủ về những lẽ trên nên Ngữ văn trở thành môn học khô, khó…và vì thế nó được tìm hiểu, nghiên cứu bằng tinh thần đối phó, bằng thái độ gượng ép của học sinh, bằng sự hụt hẫng, chán nản của những giáo viên tâm huyết và sự qua loa, chiếu lệ của những giáo viên không mấy gắn bó với nghề. Vậy nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ đâu?
Thứ nhất, phải kể đến lối sống và suy nghĩ quá thực dụng của học sinh, phụ huynh…Môn Văn giúp chúng ta nhiều điều? Đúng! Nó cần thiết? Cần! Nhưng điều quan trọng là nó khó có khả năng sản sinh ra các giá trị vật chất so với các môn học khác. Như vậy nghĩa là nó khó có thể mang đến một tương lai tốt đẹp cho học sinh (đây là quan niệm của phần lớn phụ huynh, học sinh trong thời buổi kinh tế thị trường) vì rằng: “văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền”. Nhìn vào thực tế, ta không khó để nhận ra rằng khi lựa chọn khối thi để thi vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của học sinh trên địa bàn Tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung thì số lượng học sinh đăng kí thi ở các khối có môn Ngữ văn và các môn khoa học xã hội ít hơn nhiều so với các khối thuộc các môn khoa học tự nhiên. Chỉ có những học sinh hoặc là có năng lực thực sự, say mê thực sự đối với môn Văn; hoặc là những học sinh học quá yếu các môn khác không thể đi thi khối khác thì họ mới thi khối C (có môn Ngữ văn) vì cho rằng chỉ cần …học thuộc. Đã từng có năm học mà cả Thành phố Hà Nội không hề có dù chỉ một bộ hồ sơ dự thi khối C đó thôi! Mặt khác, khi lựa chọn học Văn để tạo dựng tương lai thì những học sinh của các môn khoa học xã hội cũng phải thừa nhận rằng họ có quá ít trường, ngành để lựa chọn trong khi các môn khoa học tự nhiên thì ngày càng nhiều: Không Bách Khoa thì Kinh tế, không Công lập thì Dân lập, đặc biệt là trong những năm gần đây, hệ thống các trường Dân lập ồ ạt mọc lên như nấm sau mưa…Và khi đã tính toán một cách thực dụng nghĩa là học sinh không học, không tập trung, không đầu tư đúng mức cho môn Văn thì sẽ dẫn đến tình trạng học bài một cách chiếu lệ, đối phó…làm mất đi nguồn “cảm hứng sáng tạo” của các thầy cô trong từng tiết học. Vậy lấy đâu ra những giờ Văn thực sự có chất lượng?
Thứ hai, phải kể đến vai trò của đội ngũ giáo viên và chúng ta không khó để nhận ra rằng: những giáo viên có chuyên môn, có tâm huyết với nghiêp văn chương càng ngày càng ít. Điều này xuất phát từ khâu đào tạo (đối với những học sinh không có khả năng học môn gì thì đi…khối C thì lấy đâu ra chất lượng giáo viên tốt?) từ các trường đại học. Kế đó là chế độ chính sách đối với nhà giáo không phải ở đâu cũng đảm bảo khiến nhiều thầy cô bị “gánh nặng áo cơm ghì sát đất” khiến họ đánh mất đi niềm say mê văn chương vốn có của mình. Ở địa bàn Tỉnh Lai Châu thì không đến nỗi vậy, nhưng với một tỉnh mới tái lập chưa đầy 10 năm, nhu cầu về nguồn lực con người, nguồn cán bộ có kinh nghiệm còn thiếu mà những giáo viên giỏi chuyên môn thì họ lại giỏi thêm…nhiều thứ nên việc thuyên chuyển và sắp xếp cán bộ cũng là một trong số nguyên nhân khiến giáo viên có trình độ chuyên môn giảng dạy Ngữ văn ngày càng ít. “Sân khấu” văn chương đành nhường lại cho thế hệ trẻ mà trong đó đa số là GV chưa có nhiều năm công tác, chưa có kinh nghiệm giảng dạy nên phương pháp giảng dạy nhiều bài chưa phù hợp với đối tượng học sinh, với phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn; việc vận dụng các phương pháp dạy học ở từng tiết học, thậm chí là ở từng đơn vị kiến thức còn chưa linh hoạt; chưa kể đến một số giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu và yếu về kiến thức chuyên môn (dạy chưa đảm bảo đủ, đúng kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng hoặc chỉ dạy những gì mình biết mà không phải dạy những thứ học sinh cần). Vì thế, giáo viên – người là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm với học sinh – đã không thể truyền lại được cái hay, cái thú vị, cái hấp dẫn và ý nghĩa thực sự của tác phẩm văn học và của bộ môn Ngữ văn đến với học sinh.
Thứ ba là học sinh hiện nay không chỉ thực dụng mà còn lười…kinh niên. Soạn bài, chuẩn bị bài thì qua quýt, bài cũ không học, bài mới… càng không. Học tác phẩm thơ nhưng lại không thể thuộc thơ; học văn xuôi nhưng lại không thể tóm tắt được tác phẩm. Cứ thế, kì này qua kì khác, năm này qua năm khác…khi vào phòng thi thì…bịa.(“nhà văn nói láo” mà! Các em bảo nhau vậy). Điều này kéo dài dẫn đến học sinh ngày càng thiếu và hổng kiến thức. Ngọc không được mài dũa thường xuyên thì làm sao sáng được? Trong tiết học, nếu gặp những thầy cô không chỉ thiếu kiến thức mà còn thiếu trách nhiệm, dạy hời hợt, qua loa, không biết cách đào sâu, tìm tòi sáng tạo…thì các em cũng không cảm nhận được cái hay, cái đẹp và giá trị đích thực của tác phẩm, của bộ môn Ngữ văn. Ông cha ta đã dạy “học đi đôi với hành” nhưng với học sinh THPT ở Lai Châu thì các em không chỉ thiếu, hổng kiến thức mà kĩ năng viết văn còn nhiều em ở mức yếu, kém. Và cũng vì yếu kém nên các em thường nảy sinh tâm lí chán nản, ngại học nên chất lượng học văn của các em đã thấp lại càng thấp hơn…
Thứ tư là có nhiều nhà trường chưa quan tâm đến đặc thù của môn học, chưa có sự đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có những hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh… giúp nâng cao ý thức của học sinh về tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực sự của câu “Văn học là nhân học”(M.Gorki).
Kính thưa:
– Quý vị Đại biểu
– Thưa các đồng chí đoàn viên
– Thưa Đại Hội
Qua một thời gian làm việc của đại hội tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết công tác công đoàn nhiệm kỳ ….. và phương hướng hoạt động công đoàn nhiệm kỳ .;……
Rất vinh dự cho tôi khi được sự uỷ nhiệm của Đoàn chủ tịch. Tôi xin được đóng góp một vài ý kiến nhỏ của mình trong bản tham luận về học tập.
Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta. Ít nhất là nó đã gắn bó với chúng ta được 12 năm. 12 năm với học tập, có người cho nó là niềm vui, niềm hạnh phúc; có người lại coi nó như nỗi ám ảnh thường trực mỗi khi đến trường; có người lại coi nó không còn tồn tại trong tâm trí của mình.
Tuy nhiên, đại đa số HSSV hiện nay, bao gồm tôi và bạn, có nhiều lần xem chuyện học như một gánh nặng phải đeo bám suốt mười mấy năm. Những bài tập khó, những đợt kiểm tra và những bài học khó nuốt, chúng ta thường dùng một kế sách, đó là: đối phó.
Học để đối phó. Rõ ràng, đó không phải mục đích của việc học.
Tổ chức UNESCO có 1 câu nói: “Học để hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống…”. Đúng như vậy, điều trên rất quan trọng, nó còn quan trọng đến nỗi nếu bạn không xác định được học để làm gì, thì mãi mãi với bạn, học luôn là cực hình. Bởi, bạn không thể bắn trúng vào một cái đích khi mà không biết cái đích ở đâu. Xác định mục tiêu của bản thân luôn là yếu tố hàng đầu trong học tập. Cuộc sống của chúng ta hiện nay phụ thuộc vào học tập rất nhiều. Bạn không thể ngồi chờ điều kì diệu sẽ đến với cuộc đời mình. Định mệnh không phải là vấn đề cơ hội, đó là vấn đề chọn lựa. Đó không phải là điều được trông chờ, mà là điều mà bạn phải đạt được.
Điều quan trọng thứ hai sau xác định mục tiêu, là niềm tin. Chính xác hơn là niềm tin vào chính bản thân mình. Nếu bạn tin rằng bạn không thể học giỏi môn Chính trị, Môn Tiếng Anh… thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào khá lên được. Một khi bạn đã chấp nhận sự thật “phũ phàng” ấy, bạn sẽ viện vào hàng chục lí do, mà lí do nào cũng mang đầy cơ sở khoa học: nào là do di truyền, thầy cô dạy chán, chương trình học rắc rối, hay thậm chí là do đứa bạn ngồi bên chẳng giỏi hơn mình… Hãy nhớ một điều rằng bạn có thể học bất cứ điều gì cần học để đạt được bất cứ mục tiêu nào tự đặt ra cho mình. Con người là tuyệt tác của thiên nhiên. Và, kĩ năng học tập là kỹ năng tuyệt tác nhất của con người. Xin hãy nhớ rằng: “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình”.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, bằng các phương tiện khác nhau. Nhưng kĩ năng quan trọng nhất là tự học. Khả năng độc lập trong học tập, tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Dù cho là phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng có một số yếu tố mà bạn nên quan tâm:
Giả sử bạn được chọn trong 3 điều sau: tiền bạc, sức khỏe, tình yêu. Bạn sẽ chọn điều gì quan trọng nhất với bạn? Một số bạn có tư tưởng hiện thực hóa sẽ chọn tiền bạc. Số khác, giả vờ ngây thơ và trong sáng, sẽ chọn tình yêu. Nhưng ít ai chú ý rằng sức khỏe mới là điều thực sự quan trọng. Ngay cả trong học tập cũng vậy, khi mà đầu bạn đang đau như búa bổ, tay chân mỏi nhừ và mắt cứ nhíu lại vì thức quá khuya, bạn sẽ chẳng thể nhét nửa chữ vào đầu. Đừng nghĩ rằng mình đang ở độ “mơn mởn tuổi xuân” mà coi thường sức khỏe. Vì vậy, ngoài việc học tập, các bạn cần nên chú ý đến sức khỏe, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tránh không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc, hay nghiện các trò chơi điện tử.
Sắp xếp thời gian hợp lý, chia nhỏ công việc để dễ dàng thực hiện. Đừng ngại khó khăn và thất bại và đừng bao giờ bỏ cuộc các bạn nhé đích ngắm đã ở trước mắt chúng ta rồi.
Chúng ta, các bạn và tôi đều sinh ra từ vùng quê nghèo, cha mẹ chúng ta đã và đang rất cố gắng, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để cho chúng ta có cơ hội được tiếp cận với các cơ hội của cuộc đời, chúng ta hãy nắm lấy, tận dụng và sử dụng sao cho hiệu quả nhất để rồi ta không phải hối hận, không phải thốt lên “Nếu mà … “.
Chúng ta được đi học, chúng ta đã là người may mắn không nằm trong số 2 tỷ người mù chữ trên trái đất này tại sao chúng ta không cố gắng. Vẫn biết năm nhất của học sinh trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật cái gì cũng bỡ ngỡ, mới mẻ. Lựa chọn ngành Địa chính để gắn bó cuộc đời, mỗi chúng ta luôn phải nhớ rằng bạn phải có kiến thức thực sự, hãy xác định tư tưởng và niềm tin cho chính bản thân mình. Học ngành Địa chính khối lượng kiến thức rất nhiều, nhiều thông tin cần phải nhớ và cần phải chính xác, kỹ năng cần phải thuần thục vì thế mỗi chúng ta cần tìm cho mình phương pháp học tốt nhất, phù hợp nhất.
Qua hơn 15 tuần học chúng ta đã được làm quen với một số môn: Lý thuyết thông tin tư liệu địa chính; Bản đồ địa chính, đất và bảo vệ đất.. Trong quá trình học tập vẫn còn một số thành viên trong lớp ý thức học tập.Trong giờ học vẫn còn mất trật tự, bỏ tiết nghỉ học không lý do. Để hạn chế những yếu kém đó mỗi chúng ta cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, chuyển từ học tập bị động sang học tập chủ động và tích cực tham gia các các phong trào thi đua mà Nhà trường đã phát động.
Một vài lời tự sự chia sẻ cùng các bạn, để các bạn và tôi cùng cố gắng hơn nữa để tập thể lớp chúng ta vững mạnh về mọi mặt, chúng ta cùng đạt kết quả cao trong học tập, tích lũy được kiến thức vững vàng cho một nghề nghiệp trong tương lai.
Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về vấn đề học tập. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để bản tham luận của tôi được đầy đủ hơn. Cuối cùng xin kính chúc sức khoẻ các quý vị đại biểu, ĐVTN chúc các đồng chí luôn tươi vui và hạnh phúc. Chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!