Viết văn cảm nhận về nhân vật bé Hồng
Có đủ Mở, thân, kết
Ko lấy bài văn trên mạng
(Lưu ý: Ngắn giùm e xíu nha!!! Đừng quá dài)
Viết văn cảm nhận về nhân vật bé Hồng
Có đủ Mở, thân, kết
Ko lấy bài văn trên mạng
(Lưu ý: Ngắn giùm e xíu nha!!! Đừng quá dài)
A, MB
– TÁC GIẢ: Nguyên Hồng (1918-1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút của mình đến những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục sáng tác nhiều thể loại và đạt được nhiều thành công.
– TÁC PHẨM: Trong đó, tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương 4 của tác phẩm.
– Trong truyện, nhân vật Hồng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc về hoàn cảnh tội nghiệp nhưng có tình yêu thương mẹ tha thiết
B, TB
1. Hoàn cảnh tội nghiệp.
Đầu tiên, ta thấy được hoàn cảnh tội nghiệp của cậu bé Hồng. Hồng sinh ra là kết quả của một cuộc hôn nhân không tình yêu. Bố cậu mất sớm, mẹ thì phải bỏ đi tha hương cầu thực. Chẳng những thế, Hồng còn phải sống trong sự ghẻ lạnh của gia đình bên nội, trong đó có người cô cay độc, không có chút tình yêu thương nào dành cho cậu. Hoàn cảnh của cậu đó là phải sống trong cảnh thiếu thốn tình yêu thương và ghẻ lạnh của gia đình bên nội.
2, Tình yêu thương mẹ.
a, Khi đối thoại với người cô
Đầu tiên, những rung động cực điểm trong tâm hồn trẻ dại của nhân vật Hồng được thể hiện ở cuộc đối thoại với người cô độc ác. Khi người cô liên tục cố tình xoáy vào những nỗi đau và tổn thương khi không có mẹ ở bên của Hồng nhưng Hồng vẫn chống cự một cách yếu ớt với dã tâm đó của người cô. Khi cậu bé “im lặng cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại và hai khóe mắt đã cay cay” chính là lúc nỗi đau không được ở bên mẹ của bé Hồng được người cô gợi ra thành công. Rồi “nước mắt ròng ròng, cổ nghẹn ứ khóc không ra tiếng”chính là lúc mà cậu bé Hồng đau khổ tột cùng. Cậu đau khổ vì thương mẹ, thương mình khi không được ở bên cạnh mẹ và cũng căm ghét những hủ tục đày đọa mẹ cậu. Cảm xúc của cậu đã lên đến tột cùng khi cậu ước những hủ tục đó là những vật hữu hình để cậu có thể cắn nát những thứ đó mà bảo vệ mẹ của mình. Hơn ai hết, cậu thương mẹ của mình, cậu căm ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ cậu phải tha hương cầu thực khổ đau.
b, Khi gặp lại mẹ
Thứ hai, những rung động cực điểm trong tâm hồn trẻ dại của nhân vật Hồng còn được thể hiện ở cuộc hội ngộ, đoàn tụ với mẹ. hật vậy, cuộc hội ngộ xúc động và tột cùng hạnh phúc, vỡ òa, xúc động của cậu bé Hồng đã được tái hiện chân thực trong đoạn cuối của trích đoạn Trong lòng mẹ. Đầu tiên, người đọc có thể thấy được đó là cuộc gặp lại, đoàn tụ bất ngờ và xúc động của cậu bé với mẹ của mình. Khi thấy người có bóng giống mẹ mình, ngay lập tức như bản năng, cậu lập tức đuổi theo và gọi bối rối bằng giọng ngập tràn xúc động. Ta có thể thấy được tình yêu đối với mẹ luôn thường trực đến nỗi cậu đã xúc động, rồi gọi và đuổi theo mẹ trong bối rối, xúc động vỡ òa lẫn lộn. Sau đó, cảm xúc của cậu bé đó là sự tủi cực, xót xa khi đó đúng là người mẹ của mình. Tình yêu thương quá lớn dành mẹ và cuộc hội ngộ bất ngờ ấy đã khiến cho cảm xúc của cậu trở thành sự tủi cực, xót xa cho những tháng ngày không được ở bên mẹ. Hình ảnh so sánh đặc sắc “khác gì cái ảo ảnh….sa mạc” đã thể hiện một cách chân thực và sinh động tình yêu, nỗi nhớ nhung và khát khao được gặp mẹ tột cùng của cậu bé Hồng. Đó là sự khát khao tình yêu thương, được ở bên mẹ của cậu, tựa như người đi trên sa mạc khát khao nguồn nước. Cậu có nỗi sợ đó là hình bóng ấy không phải là ảo ảnh do cậu tưởng tượng ra. Sự đau khổ bấy lâu nay của cậu đã trào dâng thành nước mắt trong lòng mẹ. Sau đó, cậu bé Hồng đã được tận hưởng cảm giác hạnh phúc và sung sướng vô cùng khi được gặp lại mẹ. Sau những cảm xúc đau khổ bên trên thì hạnh phúc bây giờ với cậu càng trọn vẹn hơn. Cậu thấy mẹ mình vẫn xinh đẹp như xưa, cậu thấy sự ấm áp ruột thịt lại trở về bên mình, cậu thấy êm dịu và bình yên khi ở bên mẹ của mình. Đồng thời, nhờ sự hạnh phúc ấy, cậu cũng nhanh chóng quên đi những lời nói cay độc của bà cô.
C, KB
Tóm lại, đoạn trích Trong lòng mẹ đã tái hiện lại những cảm xúc cao trào của tâm tư cậu bé Hồng. Người đọc thấy được đó là sự yêu thương mẹ sâu sắc, cũng như cảm xúc đau khổ của cậu bé khi sống trong cảnh thiếu thốn tình yêu thương.
BÀI LÀM
Nguyên Hồng (1918-1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút của mình đến những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục sáng tác nhiều thể loại và đạt được nhiều thành công. Trong đó, tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương 4 của tác phẩm. Trong truyện, nhân vật Hồng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc về hoàn cảnh tội nghiệp nhưng có tình yêu thương mẹ tha thiết.
Đầu tiên, ta thấy được hoàn cảnh tội nghiệp của cậu bé Hồng. Hồng sinh ra là kết quả của một cuộc hôn nhân không tình yêu. Bố cậu mất sớm, mẹ thì phải bỏ đi tha hương cầu thực. Chẳng những thế, Hồng còn phải sống trong sự ghẻ lạnh của gia đình bên nội, trong đó có người cô cay độc, không có chút tình yêu thương nào dành cho cậu. Hoàn cảnh của cậu đó là phải sống trong cảnh thiếu thốn tình yêu thương và ghẻ lạnh của gia đình bên nội.
Đầu tiên, những rung động cực điểm trong tâm hồn trẻ dại của nhân vật Hồng được thể hiện ở cuộc đối thoại với người cô độc ác. Khi người cô liên tục cố tình xoáy vào những nỗi đau và tổn thương khi không có mẹ ở bên của Hồng nhưng Hồng vẫn chống cự một cách yếu ớt với dã tâm đó của người cô. Khi cậu bé “im lặng cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại và hai khóe mắt đã cay cay” chính là lúc nỗi đau không được ở bên mẹ của bé Hồng được người cô gợi ra thành công. Rồi “nước mắt ròng ròng, cổ nghẹn ứ khóc không ra tiếng”chính là lúc mà cậu bé Hồng đau khổ tột cùng. Cậu đau khổ vì thương mẹ, thương mình khi không được ở bên cạnh mẹ và cũng căm ghét những hủ tục đày đọa mẹ cậu. Cảm xúc của cậu đã lên đến tột cùng khi cậu ước những hủ tục đó là những vật hữu hình để cậu có thể cắn nát những thứ đó mà bảo vệ mẹ của mình. Hơn ai hết, cậu thương mẹ của mình, cậu căm ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ cậu phải tha hương cầu thực khổ đau.
Thứ hai, những rung động cực điểm trong tâm hồn trẻ dại của nhân vật Hồng còn được thể hiện ở cuộc hội ngộ, đoàn tụ với mẹ. hật vậy, cuộc hội ngộ xúc động và tột cùng hạnh phúc, vỡ òa, xúc động của cậu bé Hồng đã được tái hiện chân thực trong đoạn cuối của trích đoạn Trong lòng mẹ. Đầu tiên, người đọc có thể thấy được đó là cuộc gặp lại, đoàn tụ bất ngờ và xúc động của cậu bé với mẹ của mình. Khi thấy người có bóng giống mẹ mình, ngay lập tức như bản năng, cậu lập tức đuổi theo và gọi bối rối bằng giọng ngập tràn xúc động. Ta có thể thấy được tình yêu đối với mẹ luôn thường trực đến nỗi cậu đã xúc động, rồi gọi và đuổi theo mẹ trong bối rối, xúc động vỡ òa lẫn lộn. Sau đó, cảm xúc của cậu bé đó là sự tủi cực, xót xa khi đó đúng là người mẹ của mình. Tình yêu thương quá lớn dành mẹ và cuộc hội ngộ bất ngờ ấy đã khiến cho cảm xúc của cậu trở thành sự tủi cực, xót xa cho những tháng ngày không được ở bên mẹ. Hình ảnh so sánh đặc sắc “khác gì cái ảo ảnh….sa mạc” đã thể hiện một cách chân thực và sinh động tình yêu, nỗi nhớ nhung và khát khao được gặp mẹ tột cùng của cậu bé Hồng. Đó là sự khát khao tình yêu thương, được ở bên mẹ của cậu, tựa như người đi trên sa mạc khát khao nguồn nước. Cậu có nỗi sợ đó là hình bóng ấy không phải là ảo ảnh do cậu tưởng tượng ra. Sự đau khổ bấy lâu nay của cậu đã trào dâng thành nước mắt trong lòng mẹ. Sau đó, cậu bé Hồng đã được tận hưởng cảm giác hạnh phúc và sung sướng vô cùng khi được gặp lại mẹ. Sau những cảm xúc đau khổ bên trên thì hạnh phúc bây giờ với cậu càng trọn vẹn hơn. Cậu thấy mẹ mình vẫn xinh đẹp như xưa, cậu thấy sự ấm áp ruột thịt lại trở về bên mình, cậu thấy êm dịu và bình yên khi ở bên mẹ của mình. Đồng thời, nhờ sự hạnh phúc ấy, cậu cũng nhanh chóng quên đi những lời nói cay độc của bà cô.
Tóm lại, đoạn trích Trong lòng mẹ đã tái hiện lại những cảm xúc cao trào của tâm tư cậu bé Hồng. Người đọc thấy được đó là sự yêu thương mẹ sâu sắc, cũng như cảm xúc đau khổ của cậu bé khi sống trong cảnh thiếu thốn tình yêu thương.