Trải qua 14 năm, kể từ ngày khởi sự cho tới năm1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được nhiều chiến thắng lớn, nhưng chưa có chiến thắng nào nhanh gọn, lớn lao và rực rỡ bằng chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút. Chỉ trong thời gian một ngày, quân đội Tây sơn đã tiêu diệt gọn nhiều vạn quân Xiêm-Nguyễn, đặt toàn bộ lãnh thổĐàng Trongdưới quyền kiểm soát của mình. Trong trận quyết chiến này, Nguyễn Huệ đã lợi dụng địa hình, vận dụng chiến thuật một cách linh hoạt. Đặc biệt, ông đã khéo léo kết hợp quân thủy và quân bộ để cùng tấn công, đánh đối phương trên cả bốn mặt, nhưng chủ lực là đánh thật mạnh vào sườn địch. Xét toàn cục, cuộc tiến công trên có ý nghĩa chính trị, quân sự rất to lớn; nó có tác dụng quyết định đối với cuộc diện ở miền Nam.[37]
Không thể tấn công đối phương ởTrà Tân, vì đây là một bản doanh tập trung đông quân và được phòng bị chặt chẽ, trong khi quân của Tây Sơn ít hơn hẳn về số lượng. Hơn nữa trong tình hình cả nước lúc bấy giờ, đòi hỏi Nguyễn Huệ phải đánh nhanh giải quyết nhanh. Bởi kẻ thù nguy hiểm của Tây Sơn không phải chỉ có liên quân Xiêm-Nguyễn ởGia Địnhmà còn có quân chúaTrịnhởThuận Hóa. Tiến công vào Trà Tân, cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ ác liệt và kéo dài. Như vậy, quân chủ lực tinh nhuệ của Tây Sơn bị giam chân ở phía Nam. Rất có thể, khi ấy quân Trịnh chớp lấy thời cơ đánh vàoQuy Nhơn. Phải đồng thời đối phó với hai kẻ thù ở hai phía, quân Tây Sơn chắc chắn sẽ bị phân tán lực lượng. Đó là những lý do vì sao Nguyễn Huệ không mở cuộc tiến công vào đó, mà chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, kéo họ đến một địa hình có lợi cho quân mình, để tiêu diệt gọn bằng một trận thủy chiến.
Trong tập Kỷ yếu Hội nghị khoa học lịch sử nhân kỷ niệm 200 năm ngày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tại Tiền Giang vào tháng 12-1984, trong đó bài tham luận của nhà sử học Phan Huy Lê đánh giá, nhận xét như sau[38]:“Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm được bọn phong kiến phản bội Nguyễn Ánh tiếp tay, là cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc… Quân xâm lược lại được Nguyễn Ánh dẫn đường và được các thế lực phong kiến phản động bên trong, nhất là tầng lớp đại địa chủ ở Gia Định ủng hộ. Thế mà với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, quân Tây Sơn đã nghiền nát quân cướp nước và bán nước bằng một trận tiêu diệt sấm sét… Đó là một chiến công lớn, oanh liệt đầu tiên của nhân dân miền Nam, bất chấp những khó khăn, phức tạp của hoàn cảnh lịch sử và sự phản bội của bè lũ phong kiến trong nước”
Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm ( 1785 ) của quân Tây Sơn:
+ Nêu cao truyền thống thủy chiến lâu đời và ưu việt của dân ta
+ Tuyên dương dân ta đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm phong phú của những trận thủy chiến trước đây
+ Cho thấy khả năng lãnh đạo quân tài tình của vị vua trẻ tuổi Nguyễn Huệ
+ Giúp dân ta thoát khỏi ách nô lệ tàn bạo của thực dân xâm lược xiêm
+ Giành lại nền độc lập cho dân tộc
BẠN THAM KHẢO NHA!!!