ý nghĩa của hai cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội năm 1946 và 1976
0 bình luận về “ý nghĩa của hai cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội năm 1946 và 1976”
Vào thời điểm năm 1946, khi đất nước trong cảnh thù trong giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh đã quyết định mời tất cả những người ngoài Mặt trận Việt Minh cùng đứng chung danh sách ứng cử. Động thái này cho thấy Việt Minh luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, quy tụ người có tài, có đức, gánh vác công việc nước nhà.Cuộc Tổng tuyển cử lần thứ 2 diễn ra 30 năm sau đó – năm 1976, một năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ở miền Nam, trong danh sách ứng viên có những người từng sống dưới chế độ năm 1975 như luật sư Trịnh Đình Thảo, Ngô Bá Thành, Giáo sư Lý Chánh Trung và ni sư Huỳnh Liên. Danh sách các ứng cử viên trong cuộc Tổng tuyển cử hai miền Nam Bắc thống nhất đã phản ánh đậm nét hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất.Hai cuộc Tổng tuyển cử khác nhau về hoàn cảnh lịch sử nhưng có một điểm chung ở chỗ khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Các đại biểu dân cử ít nhiều còn có sự khác biệt nhưng gặp nhau ở tình yêu Tổ quốc. Họ sẵn sàng cống hiến tài năng, vật lực của mình để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và luôn hướng về mục tiêu lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng.
Vào thời điểm năm 1946, khi đất nước trong cảnh thù trong giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh đã quyết định mời tất cả những người ngoài Mặt trận Việt Minh cùng đứng chung danh sách ứng cử. Động thái này cho thấy Việt Minh luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, quy tụ người có tài, có đức, gánh vác công việc nước nhà.Cuộc Tổng tuyển cử lần thứ 2 diễn ra 30 năm sau đó – năm 1976, một năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ở miền Nam, trong danh sách ứng viên có những người từng sống dưới chế độ năm 1975 như luật sư Trịnh Đình Thảo, Ngô Bá Thành, Giáo sư Lý Chánh Trung và ni sư Huỳnh Liên. Danh sách các ứng cử viên trong cuộc Tổng tuyển cử hai miền Nam Bắc thống nhất đã phản ánh đậm nét hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất.Hai cuộc Tổng tuyển cử khác nhau về hoàn cảnh lịch sử nhưng có một điểm chung ở chỗ khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Các đại biểu dân cử ít nhiều còn có sự khác biệt nhưng gặp nhau ở tình yêu Tổ quốc. Họ sẵn sàng cống hiến tài năng, vật lực của mình để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và luôn hướng về mục tiêu lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng.