1. PHONG THỦY KHỞI NGUỒN Ở TRUNG QUỐC
Phong Thủy được phát nguyên ở Trung Quốc. Cũng giống như các môn châm cứu, khí công, ăn uống của người Trung Quốc, Phong Thủy là một loại khoa học thực nghiệm, được kiến lập trên cơ sở quan sát các hiện tượng tự nhiên diễn biến một cách lâu dài. Từ đó họ rút ra quy luật để vận dụng vào việc sáng tạo ra hoàn cảnh sống tốt hơn.
2. PHÁT HÌNH THẾ VÀ PHÁI LÝ KHÍ
Học thuyết Phong Thủy được chia ra hai phái lớn:
- Phái hình thế.
- Phái lý khí.
Học phái hình thế
Học phái hình thế chủ yếu chú trọng đặc tính bên ngoài của cảnh quan, vị trí và phương hướng ở là thứ yếu. Có một số phong thủy sư chỉ khư khư dựa vào đặc tính ngoại hình của cảnh quan để xem xét thẩm tra.
Lúc tuyển chọn cứ điểm (tức “Huyệt”), họ nghiên cứu ngoại hình của cảnh quan với mục đích là tìm được vị trí có năng lượng (tức “Khí”) bố phân thật cân bằng.
Học phái hình thế căn cứ vào ngoại hình để chia hoàn cảnh ra làm 5 loại là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
Thí dụ như:
- Những bờ dốc hay mỏm núi đá cao, thẳng đứng thì phù hợp với “Mộc”.
- Núi cao phí trên lồi lõm không bằng phẳng thì phù hợp với “Hỏa”.
- Bình nguyên thoáng đãng rộng rãi thì phù hợp với “Thổ”.
- Gò đồi thoi thỏi kéo dài thì phù hợp với “Kim”.
- Sông hồ và cửa biển thì phù hợp với “Thủy”.
Học phái lý khí
Nói một cách khái quát thì học phái lý khí thiên về nghiên cứu mối quan hệ giữa trời và đất (tức bao gồm yếu tố thời gian). Học phái lý khí dùng la bàn làm công cụ đo lường tính toán, để tìm tính hòa hợp giữa điểm và vũ trụ.
Họ đặc biệt nhấn mạnh tính chất của tám phương vị (tức Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc), họ phân biệt thành những ý nghĩa riêng biệt.
Dựa vào những tính chất bao hàm trong mỗi phương vị, người ta tính toán ra sự hòa điệu giữa trời và đất để quy hoạch kiến trúc hoặc bố trí phòng ốc.
So với học phái hình thế, học phái lý khí sử dụng phương thức tính toán phức tạp hơn.
3. PHONG THỦY ỨNG DỤNG TRONG THƯƠNG NGHIỆP.
Quan niệm phong thủy không chỉ được ưa thích và đón tiếp ở nước Mỹ, mà ngay cả ở Châu Âu cũng đã trở thành phong trào. Có không ít công ty xí nghiệp phương Tây cũng đã căn cứ theo những nguyên tắc để kiến tạo trường sở của họ.
Thiết kế các tòa nhà lớn một cách hài hòa, bố trí nhà cửa được lý tưởng, không khí bên trong tốt lành và quá trình làm việc thuận lợi, đều là những mục tiêu của việc áp dụng thuật Phong Thủy trong thương nghiệp.
4. PHƯƠNG THỨC TÁC DỤNG CỦA PHONG THỦY.
Phong thủy sản sinh ra tác dụng của năng lượng, lưu động qua hoàn cảnh có ảnh hưởng đối với con người theo phương thức có lợi. Mục đích của Phong thủy là thu hút luồng năng lượng tốt và tránh luồng năng lượng xấu.
Trong các hoạt động sinh nhai hay thương nghiệp, phong thủy có thể khiến cho bạn được người khác có thiện cảm và tín nhiệm, làm cho các đồng sự hòa hợp và ổn định, khiến công tác có hiệu quả cao, do đó mà công ty xí nghiệp được tăng tiến dẫn tới thành công, nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Phong thủy mang lại điều gì tốt đối với đồng sự và thượng cấp?
* Về phương diện đồng sự:
- Đối với nơi làm việc, Phong Thủy có thể khiến cho sự hợp tác năng lực của các đồng sự được vừa ý, làm cho công việc tiến hành thuận lợi, làm cho sự phân phối thời gian gặp được sự tận thiện tận mỹ.
- Đối với cá nhân, đồng sự có thể do ảnh hưởng của phong thủy mà khẳng định và đề bạt, làm tăng động cơ làm việc.
* Về phương diện cấp trên:
- Đối với nơi làm việc, Phong Thủy có thể làm cho tài năng quản lý cấp trên được hay hơn, phù hợp kỳ vọng của khách hàng, đạt tới việc nâng cao sản lượng, tiết giảm được giá thành sản phẩm, thu hoạch nhiều lợi ích tốt đẹp và trở thành mục tiêu quan hệ đối với các công ty xí nghiệp đã thành công sẵn.
- Đối với cá nhân, ngày càng trở nên thành đạt, được nhiều người quý trọng và tín nhiệm, nhận được sự tôn kính của cấp dưới và đồng nghiệp.
5. NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA PHONG THỦY.
Khí, âm dương, ngũ hành, phương vị bát quái là những khái niệm cơ sở dùng để giải thích lý luận của thuật Phong Thủy. Bốn khái niệm cơ sở này kết cấu với nhau một cách hỗ tương, được đồng thời sử dụng khi vận dụng lý luận Phong Thủy.
Hết Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 1) quý đọc giả hãy đón tiếp Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 2) hoặc Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 3) để biết thêm rất nhiều thông tin bổ ích nhé.
Xem thêm bài viết hay về Phong Thủy: