ý nghĩa văn hóa, du lịch, lịch sử của đền vua đinh và vua lê

ý nghĩa văn hóa, du lịch, lịch sử của đền vua đinh và vua lê

0 bình luận về “ý nghĩa văn hóa, du lịch, lịch sử của đền vua đinh và vua lê”

  1. Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Trải qua trên 1000 năm lịch sử, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữ các di tích lịch sử ba triều đại Đinh- Tiền Lê- Lý. Điển hình là đền thờ Vua Đinh và đền thờ Vua Lê là những công trình có giá trị văn hóa, lịch sử để người dân và du khách đến chiêm bái và tham quan, học tập.

    Bình luận
  2. Ý nghĩa văn hóa:

    Đền thờ Vua Đinh thuộc làng Yên Thượng, xã Trường Yên được tọa lạc trên khuôn viên với diện tích khoảng 5ha, lấy núi Mã Yên làm án, đền quay hướng Đông.

    Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở nơi chính điện Kinh đô Hoa Lư ngày xưa được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, nghĩa là bên trong kiến trúc theo kiểu chữ công (Hán tự), bên ngoài kiến trúc theo kiểu chữ quốc. Đường đi trong đền theo hình chữ vương. Các công trình kiến trúc đối xứng nhau theo đường chính đạo.

    Ý nghĩa du lịch:

    Lớp ngoài là Ngọ môn quan (cổng ngoài) có 3 gian lợp ngói. Qua một sân vào đến lớp thứ hai là nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim theo kiến trúc 3 hàng chân cột. Bốn góc ngoài của Nghi môn có xây bốn chân cột trụ cao. Đinh hết chính đạo, qua hai trụ lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá xanh, xuang quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m. Hai bên sập rồng có 2 con nghê đá chầu được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối. Đây là một long sàng đá đẹp nhất, có giá trị nhất ở nước ta với nghệ thuật chạm khắc đá điêu luyện. Vào những ngày trời mưa rồi tạnh, nhìn mặt long sàng bóng nước, vảy rồng được chạm khắc nổi trên mặt long sàng lấp lánh như dát bạc. Con rồng như đang uốn lượn bơi trong bể nước, in bóng mây trời tuyệt đẹp.

    Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có ba toà: Bái đường, Thiêu hương và Chính Cung. Từ sân rồng bước lên là Bái đường gồm 5 gian, kiến trúc độc đáo, thờ công đồng… Ở gian giữa có tấm biển đề ba chữ Hán lớn được sơn son thếp vàng lộng lẫy: “Chính thống thuỷ” (mở nền chính thống). Hai cột có treo câu đối “Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo; Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (tạm dịch là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nhà Tống đời Khai Bảo; Kinh đô Hoa Lư như Kinh đô Tràng An của nhà Hán).  Tiếp đến là Thiêu hương theo kiểu kiến trúc ống muống, nơi thờ tự tứ trụ triều đình của nhà gồm: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú và Lưu Cơ. Cuối cùng là Chính cung 5 gian: Gian giữa thờ tượng Vua Đinh được đúc bằng đồng nhưng được sơn son thếp vàng, đầu đội mũ Bình Thiên, mặc áo Long Cổn, ngồi trong ngai, đặt trên sập rồng đá bằng đã xanh nguyên khối, dáng rất uy nghi, đường bệ. Hai bên có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa.

    Gian bên phải thờ tượng Đinh Hạng Lang, Đinh Toàn (hai con thứ của Vua Đinh) đều quay mặt về phía Bắc. Gian bên trái thờ tượng Đinh Liễn quay mặt về phía Nam là con trưởng của Vua Đinh Tiên Hoàng.

    Ý nghĩa lịch sử:

    Đền thờ Vua Vua Đinh Tiên Hoàng là công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sỹ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17-19. Cố đô Hoa Lư được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2012.

    Đền thờ Vua Lê Đại Hành cách đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 300m về phía Bắc. Đền năm trên địa phận thôn Trường Yên Hạ, xã Trường Yên nên còn gọi là đền Hạ. Đền được xây dựng trên nền cung điện Hoa Lư xưa, quay hướng Đông, lấy núi Đèn làm án sau lưng là núi Đìa.

    Đền thờ Vua Lê Đại Hành nhìn chung có kiến trúc gần giống như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, tuy nhiên có quy mô nhỏ hơn đền Đinh Tiên Hoàng, đền cũng xây dựng theo kiến trúc “nội công ngoại quốc”

    Bình luận

Viết một bình luận