1:cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu bùng nổ ở nước nào
2:đảng cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937 vì
3:năm 1930 ở Đông Nam Á các đảng cộng sản được thành lập ở nước nào
4:điểm mới của phong trào dân chủ tư sản Đông Nam Á trong những năm 1918-1939 là
5:Tác đọng của sự thành lập các đảng cộng sản đối với phong trào độc lập ở Đông Nam Á
1:cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu bùng nổ ở nước nào 2:đảng cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 193
By Savannah
– Tháng 10 – 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
– Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng:
+ Một số nước tư bản như Anh, Pháp… tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội…
+ Một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị (thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bắt đầu bùng nổ ở nước Mĩ (10 – 1929).
Câu 2. Đảng cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937 vì:
Tháng 7 – 1937, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Trước áp lực của quần chúng, Quốc dân đảng buộc phải đình chiến, hợp tác với Đảng Cộng sản để chống Nhật.
Câu 3. Năm 1930 ở Đông Nam Á các Đảng cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin…
Câu 4: Điểm mới của phong trào dân chủ tư sản Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1939 là: bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
– Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng, bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
– Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)
Câu 5. Với sự thành lập các đảng cộng sản ở Đông Nam Á, phong trào cách mạng ở Đông Nam Á được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam.