1) Phân huỷ Kali clorat (KClO3) thu được 29,8 g kali clorua (KCl) và thấy khí oxi (O2) thoát ra. a/ Viết PTHH b/ Tính khối lượng kali clorat (KClO3) b

1) Phân huỷ Kali clorat (KClO3) thu được 29,8 g kali clorua (KCl) và thấy khí oxi (O2) thoát ra.
a/ Viết PTHH
b/ Tính khối lượng kali clorat (KClO3) bị phân huỷ bằng 2 cách ?
c/ Tính thể tích khí oxi thu được sau phản ứng (đktc)?

0 bình luận về “1) Phân huỷ Kali clorat (KClO3) thu được 29,8 g kali clorua (KCl) và thấy khí oxi (O2) thoát ra. a/ Viết PTHH b/ Tính khối lượng kali clorat (KClO3) b”

  1. 1/

    $n_{KCl}=29,8/74,5=0,4mol$

    $a/2KClO_3\overset{t^o}\to 2KCl+3O_2$

    b/

    Cách 1 : 

    Theo pt : 

    $n_{KClO_3}=n_{KCl}=0,4mol$

    $⇒m_{KClO_3}=0,4.122,5=49g$

    Cách 2 : 

    $n_{O_2}=3/2.n_{KCl}=3/2.0,4=0,6mol$

    $⇒m_{O_2}=0,6.32=19,2g$

    $\text{Áp dụng ĐLBTKL :}$

    $m_{KClO_3}=m_{KCl}+m_{O_2}=29,8+19,2=49g$

    c/

    $V_{O_2}=0,6.22,4=13,44g$

    Bình luận
  2. a) 2KClO3 → 2KCl + 3O2↑

       ( Có nKCl = m/M = 29,8 / 74,5 = 0,4 mol

              nO2 = 3/2 nKCl = 3/2 . 0,4 = 0,6 mol )

    b) (Cách1: Tính theo phương trình)

      Theo phương trình, có nKClO3 = nKCl = 0,4 mol

       ⇒ mKClO3 = n.M = 0,4 . 122,5 = 49g

        (Cách 2: Tính theo định luật bảo toàn khối lượng)

           Có mKClO3 = mKCl + mO2 

                               = n . M + n . M

                               = 0,4 . 74,5 + 0,6 . 32

                               = 29,8 + 19,2

                               = 49g

       Vậy Khối lượng KClO3 là 49g

    d) V O2 = n . 22,4 = 0,6 . 22,4 = 13,44 lít 

        Vậy thể tích khí oxi là 13,44 lít.

       

    Bình luận

Viết một bình luận