1. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao? 2. Học thuộc các câu tục ngữ về Thiên nhiên và lao động sx, tục ngữ về con người và xh. T

By Ayla

1. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao?
2. Học thuộc các câu tục ngữ về Thiên nhiên và lao động sx, tục ngữ về con người và xh. Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự với những câu tục ngữ thuộc 2 chủ đề trên.
3. Câu rút gọn là gì? Cho vd? Mục đích và cách sử dụng câu rút gọn?
4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu suy nghĩ về câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”. Trong đoạn có sử dụng câu rút gọn. Gạch chân và chỉ rõ

0 bình luận về “1. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao? 2. Học thuộc các câu tục ngữ về Thiên nhiên và lao động sx, tục ngữ về con người và xh. T”

  1. 1. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng.

    Thành ngữ là những câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường, đồng thời ý nghĩa của một thành ngữ thường là câu mang nghệ thuật ẩn dụ trong toàn bộ câu.

    Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.

    2.

     Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

     Chuối sau cau trước

     Chắc rễ bền cây

     Cây chạm lá cá chạm vây

     Con trâu là đầu cơ nghiệp

     Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

     Đừng giống buồm trong bão giông.

     Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức.
    3. 
    Câu rút gọn  câu mà các phần khác được bỏ đi thì hai phần chính  chủ và vị cũng được bỏ đi một phần, còn gọi.

    • Giúp cho câu văn ngắn, gọn, xúc tích hơn mà vẫn đảm đảo đúng nội dung thông tin truyền đạt.
    • Tránh tình trạng trùng lặp từ ngữ của những câu nói trước đó.
    • Lược bỏ chủ ngữ giúp câu mang ý nghĩa tổng quát hơn. Từ đó, người nghe sẽ tiếp nhận thông tin được nhanh và chính xác hơn. 
    • Ngụ ý hành động, suy nghĩ trong câu dùng chung cho tất cả mọi người nên ai cũng có thể hiểu được. 
    • Ngoài ra, rút gọn câu còn có tác dụng nhấn mạnh và người nghe sẽ tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.

    4.

     Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Câu tục ngữ ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong số đó. Với hai từ ”Ăn quả” là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn ” kẻ trồng cây” chính là người bỏ công để làm nên. Từ ”nhớ” trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ”Uống nước nhớ nguồn” cũng tương tự như thế. ”Uống nước” đồng nghĩa với ”ăn quả”, ”nguồn” đồng nghĩa với ”kẻ trồng cây”. Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, … và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

    Trả lời

Viết một bình luận