1,Vì sao khi tuyến tụy hoạt động rối loạn sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường và chứng hạ đường huyết 2, giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử

By Peyton

1,Vì sao khi tuyến tụy hoạt động rối loạn sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường và chứng hạ đường huyết
2, giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nào ?Vì sao ?trong thực tế bác sĩ có làm như vậy không? Vì sao? sao

0 bình luận về “1,Vì sao khi tuyến tụy hoạt động rối loạn sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường và chứng hạ đường huyết 2, giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử”

  1. Đáp án:

    1. Vì sao khi tuyến tụy hoạt động rối loạn sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường và chứng hạ đường huyết?

    – Nếu hoạt động của tuyến tụy bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tới việc tế bào đảo tụy tiết hai loại hoocmôn là insulin và glucagôn để điều hòa lượng đường trong máu → dẫn đến bệnh tiểu đường và chứng hạ đường huyết

    2. Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nào? Vì sao? Trong thực tế bác sĩ có làm như vậy không? Vì sao? 

    – Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nào? Vì sao?

    + Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay bác sĩ sẽ quyết định truyền máu O cho người đó

    + Vì hầu như tất cả các nhóm máu đều tiếp nhận được nhóm máu O

    – Trong thực tế bác sĩ có làm như vậy không? Vì sao? 

    + Trong thực tế bác sĩ không làm như vậy

    + Vì có thể nhóm máu của bệnh nhân không tương thích

    Trả lời
  2. Đáp án:

    1. Vì sao khi tuyến tụy hoạt động rối loạn sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường và chứng hạ đường huyết?

    – Các tế bào đảo tụy tiết hai loại hoocmôn là insulin và glucagôn hai hoocmôn này có vai trò điều hòa lượng đường huyết trong máu:

    + Hoocmôn insulin: Làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng lên trên mức bình thường (trên 0,12%)

    + Hoocmôn glucagôn: Làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm xuống mữa bình thường (dưới 0,12%)

    ⇒ Nếu hoạt động của tuyến tụy bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tới việc tế bào đảo tụy tiết hai loại hoocmôn này để điều hòa lượng đường trong máu → dẫn đến bệnh tiểu đường và chứng hạ đường huyết

    2. Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nào? Vì sao? Trong thực tế bác sĩ có làm như vậy không? Vì sao? 

    – Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay bác sĩ sẽ quyết định truyền máu O cho bệnh nhân đó vì hầu hết tất cả các nhóm máu đều tiếp nhận được nhóm máu O mà không xảy ra tai biến

    – Nhưng trong thực tế bác sĩ sẽ không bao giờ làm như vậy vì mặc dù các nhóm máu đều tiếp nhận được nhóm máu O nhưng nếu chưa qua xét nghiệm mà lấy luôn máu O để truyền cho bệnh nhân thì vẫn có thể có nhiều rủi ro xảy ra (trường hợp bệnh nhân có nhóm máu hiếm → nhóm máu O và nhóm máu của bệnh nhân không tương thích sẽ gây tai biến → dẫn tới bệnh nhân bị tử vong)

    Trả lời

Viết một bình luận