1/ Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
2/ Điền từ đúng nhất về nguyên nhân của sự xuất hiện thành thị trung đại?
Cuối thế kỉ…………….đã đem hàng hóa ra…………để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất hình thành nên các thị trấn rồi phát triển thành thành phố gọi là…………………..
3/ Trình bày nguyên nhân, nội dung và ý nghĩa của phong trào văn hóa phục Hưng?
4/ Thế nào là lãnh địa phong kiến? Kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị khác nhau ở những điểm nào?
5/ Văn hóa Ấn Độ đã có những thành tựu nổi bật gì?
Ai giải hết được tất cả các câu hỏi của mình mình cho chọn cho các bạn là câu trả lời hay nhất
1/ Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác với nền kinh tế lãnh địa? 2/ Điền từ đúng nhất về nguyên nhân của
By Valentina
Câu 1 thoi
Do ko có tg
1)-Thành thị trung đại xuất hiện do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
– Nền kinh tế trong các thành thị có điểm khác với nền kinh tế lãnh địa:
-Kinh tế lãnh địa:
+Sản xuất chủ yếu :Nông nghiệp
+Tính chất :Tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
+Vai trò :Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến
-Kinh tế thành thị
+Sản xuất chủ yếu :Thủ công nghiệp
+Tính chất :Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng.
+Vai trò :Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển
2)Cuối thế kỉ…….XI………đã đem hàng hóa ra……ngày càng nhiều……để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất hình thành nên các thị trấn rồi phát triển thành thành phố gọi là………..các thành thị trung đại…………
3)
* Nguyên nhân:
– Do chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội, con người.
* Nội dung:
– Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
– Đề cao giá trị chân chính của con người, đề cao khoa học tự nhiên và xây dựng thế giới quan duy vật.
* Ý nghĩa:
– Có vai trò tích cực là tác động quần chúng đấu tranh chống phong kiến.
– Mở đường cho sự phát triển của văn hóa Châu Âu và văn hóa nhân loại.
4)- Lãnh địa phong kiến là:
+ Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được, họ biến thành khu đất riêng của mình.
+ Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng của mình.
+ Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
-Kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị khác nhau ở những điểm :
Kinh tế trong lãnh địa :nền kinh tế đóng kín , tự cung tự cấp và chủ yếu là nông nghiệp
Kinh tế trong thành thị : có sự trao đổi buôn bán tự do , kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp
5)- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.
– Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
– Văn học – nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.
– Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.