1. Ví thử có nhận định rằng : Trước lệnh của nhà vua triệu vào cung chữa bệnh cho bậc quý nhân, Thái y lệnh đã có cách ứng xử vừa cứng cỏi, vừa mềm dẻ

By Melody

1. Ví thử có nhận định rằng : Trước lệnh của nhà vua triệu vào cung chữa bệnh cho bậc quý nhân, Thái y lệnh đã có cách ứng xử vừa cứng cỏi, vừa mềm dẻo, vừa thông minh nhưng cũng vừa láu lỉnh. Em đồng ý điểm nào và không đồng ý điểm nào ? Vì sao ?
2. Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở nhân vật Thái y lệnh trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với nội dung y đức được nêu trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (phần Đọc thêm, trang 166, SGK). Có thể có ý kiến cho rằng : Y đức của Thái y lệnh cao hơn y đức trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát. Em nghĩ sao về ý kiến đó ?
3. Hãy đặt các nhan đề khác cho văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mà không làm sai lệch ý cơ bản của nó.
4. Hãy phân tích lời thơ của Nguyên Đình Chiểu và lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ y tế được trích ở phần Đọc thêm (trang 165 – 166, SGK). Qua đó, hãy nêu lên truyền thống y đức (đạo đức của người thầy thuốc) của dân tộc ta.
5. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về ý nghĩa của hai dòng cuối cùng trong văn bản : “Về sau… không để sa sút nghiệp nhà”.

0 bình luận về “1. Ví thử có nhận định rằng : Trước lệnh của nhà vua triệu vào cung chữa bệnh cho bậc quý nhân, Thái y lệnh đã có cách ứng xử vừa cứng cỏi, vừa mềm dẻ”

    • Câu 1: Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm.  Đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, gặp kẻ bệnh tật cơ khổ ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị.  Năm đói kém dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng, đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hàng vạn người.  Trả lời quan Trung sứ: bệnh đó không gấp, nay mạng sống của nhà người này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đến vương phủ. – Nhận xét về nhân vật Thái y: Thái y là người toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp cứu người.  Là một thái y đặt mục đích cứu người lên trên hết, không sợ quyền uy.  Giàu lòng nhân hậu, yêu thương mà chữ tâm và tài đều tỏa rạng. – Điều cảm phục nhất về hành động của ông: Đem hết của cải trong nhà mà mua thuốc, mua gạo chữa bệnh cho người nghèo, bệnh có dầm dề máu mủ cũng không hề né tránh. => Điều đó thể hiện y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý. Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh : – Biết rằng mình làm Thái y lệnh là phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói: “Tôi có mắc tội”. – Chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất là cái chết: “Tội tôi xin chịu”. – Khẳng định cứu tính mạng người đang nguy kịch mà không cần quan tâm tới tính mạng của mình.  Giữa 2 người bệnh, chỉ có sự lựa chọn duy nhất : “Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu”.  Đối với mình, Thái y lệnh hi vọng “trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát”  Nhận xét: Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mực. Ông quyết tâm cứu sống người bệnh bất chấp cả mạng sống của mình.

    • Câu 2: Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng – bất kể địa vị của họ như thế nào.

    • Câu 3: Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.

    • Câu 4: Thái y lệnh và thầy Tuệ Tĩnh  đều là hai người có y đức, có tôn chí “chữa bệnh cứu người” dựa trên tấm lòng rất nhân hậu. – Giống nhau:  Cả hai đều gặp tình huống truyện như nhau. Một lúc có hai người bệnh : một người nguy cấp và một người bị nhẹ hơn, một người nghèo khổ và một người giàu có, địa vị.  Cả hai đều chịu sức ép từ phía quyền lực nhưng họ đã làm theo mệnh lệnh của trái tim, của tấm lòng. – Khác nhau về tình tiết:  Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiên thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. + Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt.  Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn. Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. 

    • Câu 5 : Ý nghĩa hai dòng cuối cho ta thấy sự y đức , nối dõi không bao giờ ngừng của con người Việt.
    Trả lời

Viết một bình luận