6.1 Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về nhân vật Sơn tinh ( Hoặc Thuỷ Tinh ) 6. 2 Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về nhân vật Em bé

By Kaylee

6.1 Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về nhân vật Sơn tinh ( Hoặc Thuỷ Tinh )
6. 2 Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về nhân vật Em bé thông minh
6. 3 Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu các bài học được rút ra từ truyện ‘ Ếch ngồi đáy giếng ‘. Theo em , những bài học đó có còn ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay không ?
6.4 . Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu các bài học được rút ra từ truyện ‘ Thầy bói xem voi ‘
6.6 . Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện ‘ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng ”
CÁC BẠN LÀM NHANH GIÚP MÌNH NHA , MÌNH ĐANG CẦN GẤP ,
PLEASE
KO COPPY MẠNG NHÉ
NHANH NHA , NGÀY MAI MÌNH NỘP RÙI
CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU
THANKYOUSOMUCH!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!^^

0 bình luận về “6.1 Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về nhân vật Sơn tinh ( Hoặc Thuỷ Tinh ) 6. 2 Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về nhân vật Em bé”

  1. tl:

    câu1

    Sơn Tinh, Thủy Tinh có lẽ là một câu chuyện mà không ai là không biết cả. Nhân vật nào cũng góp phần tạo nên câu truyện tuyệt hay này, nhưng em đặt biệt yêu thích Sơn Tinh. Sơn Tinh là thần của núi rừng-là một người vua của rừng, có tài hô to là hiện ra núi. Sơn Tinh có dáng người khỏe khoắn, đúng mực một người lãnh đạo và một vị vua. Khi được giao nhiệm vụ đi kiếm lễ vật về thì mới được cưới Mị Nương, Sơn Tinh liền đi tìm rất nhanh, đến trước Thủy Tinh-vị vua của biển cả có tài điều khiển nước. Khi bị Thủy Tinh đuổi, Sơn Tinh liền dùng sức mạnh của mình để cứu mọi người, Sơn Tinh hô núi cao để chặn nước.Qua hành động này ta có thể thấy Sơn Tinh là một người rất mạnh mẽ và biết bảo vệ mọi người.Em thấy Sơn Tinh là một người mạnh mẽ, biết bảo vệ mọi người và có sức mạnh phi thường. 

    câu2

    Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

    câu3

    Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch. Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩbầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường. Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng. Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói tự kiêu, khuyên răn con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

    câu4

    Qua câu chuyện về 5 ông thầy bói mù, truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi đã mang đến những bài học sâu sắc về cách nhìn nhận, ứng xử của con người:

    – Để đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng cần có những quan sát toàn diện, đánh giá trên cơ sở cái tổng thể, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ hay những nhận thức mang tính chủ quan, hạn chế để đánh giá cái toàn thể.

    – Cần thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm. Để đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tránh những kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan.

    – Cần học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, vừa lắng nghe, vừa học hỏi kết hợp với những hiểu biết của bản thân thì những lợi nhận định, đánh giá cũng sẽ chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất. Khi biết lắng nghe ý kiến của người khác chúng ta không chỉ tiếp thu được những điều bổ ích mà chúng ta còn duy trì được những mối quan hệ hoà hảo, tốt đẹp.

    câu5

    Từ xưa đến nay ông bà ta luôn truyền tụng với nhau câu nói: “lương y như từ mẫu”. Trong xã hội mỗi ngành nghề đều có những phẩm chất riêng, đối với nghề y đó là phẩm chất quý trọng mạng sống của những tấm lòng thương người của những vị lương y đó là cơ sở cũng như lòng thương yêu của những bác sĩ chữa bệnh cứu người.

     
    Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” được viết vào khoảng thế kỉ XV do Hồ Nguyên Trừng của Hồ Qúy Ly viết để ca ngợi một vị lương y tinh thông và giàu lòng nhân đạo. Truyện ca ngợi phẩm chất của thái y lệnh Phạm Bân một vị lương y hết lòng vì dân chúng, quên mình để cứu người bất chấp quyền uy của vua chúa cũng như sự nguy hiểm của tính mạng bản thân.

    Truyện có kết cấu vô cùng phong phú và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Lương y Phạm Bân là một vị thầy thuốc giỏi ông đã dốc toàn tâm, toàn sức để cứu chữa cho những người dân nghèo, ông đã dồn hết những tài sản mà ông có để mua thuốc chữa trị cho người dân. Ngoài việc mua thuốc ông còn tích trữ lương thực cứu nạn cứu đói cho người dân, ông vừa giúp họ có chỗ cư trú nhà ở, gạo, và chữa bệnh cho những người nghèo mà không hề tính toán tới việc sẽ được đền đáp trả lại. Ông đã giúp hàng nghìn người dân thoát khỏi bệnh tật và nghèo đói.

    Khi được lệnh vua về chữa bệnh nhưng ông quyết tâm chữa trị cho người đàn bà nghèo trước rồi sau đó mới chữa trị cho quý nhân trong cung vua, lúc đó với thái độ tức giận cùng với những ý đe dọa của Quang Trung Sứ: ” Phận làm tôi sao được như vậy, ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng”. Tình huống này đã đẩy ông vào tình huống hết sức éo le. Đây là việc để ông lựa chọn giữa việc cứu những người dân sắp chết với bổn phận của mình với bề tôi điều này rất khó khăn với ông. Ông đã lựa chọn cứu chữa cho những người dân nghèo mà không chú ý đến tính mạng hay sự đe dọa của quan đối với mình. Ông là một vị lương y có tấm lòng nhân hậu giàu đức hy sinh. Ông sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để cứu chữa cho những người dân nghèo. Chúng ta thật khâm phục và yếu quý ông vì ông thật sự là một vị lương y tốt và là người đã cứu sống hàng nghìn người dân nghèo đang trong tình trạng đói khổ.

    Ông không chỉ là người có trái tim nhân hậu mà ông còn là người có bản lĩnh cứng cỏi, ông rất thông minh trong những khuôn phép ứng xử, ông đã làm cho vua, khơi gợi trong vua lòng yêu thương và đức bao dung của vị vua này đối với những người dân nghèo khổ. Nếu là một vị vua có lương tâm thì chắc chắn sẽ cảm động trước những lời nói của ông. Lúc đầu nhà vua có tức giận nhưng sau khi nghe xong vị vua không những tức giận mà còn ban khen cho vị lương y này. Ông là người có công rất lớn trong việc thức tỉnh trong con người nhà vua những phẩm chất thương dân cứu nước, vị vua Trần Anh Quang là vị vua sáng suốt và có tấm lòng yêu nước thương dân. Phạm Bân là một lương y có tài đức vẹn toàn, ông có công rất lớn đối với nhân dân cũng như có công lớn trong việc thức tỉnh cái tâm trong lòng vua Trần Anh Quang. Sự khen ngợi của nhân dân đối với gia đình ông, sự nghiệp của ông đó là những lời khen ngợi được đúc kết qua câu nói ở hiền gặp lành.

    Qua truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” đã thức tỉnh những ai làm nghề y trong xã hội ngày nay cần có đức và có tài để cứu chữa bệnh tình cho dân chúng, phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân mình. Phải thực hiện đúng “lương y như từ mẫu”. Đó mới là vị thầy thuốc giỏi nhất.

    * CHÚC BẠN HỌC TỐT*

    Trả lời

Viết một bình luận