Ai giỏi sinh giúp mik vs ạ!!!!!Mik còn 20 điểm thôi ạ!!!Hứa vote5*+cảm ơn ạ!!!! 1. Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng. 2. Hãy

By Alice

Ai giỏi sinh giúp mik vs ạ!!!!!Mik còn 20 điểm thôi ạ!!!Hứa vote5*+cảm ơn ạ!!!!
1. Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng.
2. Hãy quan sát đồng tử của bạn em khi dọi và không dọi đèn pin vào mắt.
3. Tại sao người già thường phải đeo kính lão?

0 bình luận về “Ai giỏi sinh giúp mik vs ạ!!!!!Mik còn 20 điểm thôi ạ!!!Hứa vote5*+cảm ơn ạ!!!! 1. Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng. 2. Hãy”

  1. Đáp án:

     dây nha bạn 

    câu 1 

    Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt.

    Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.

    * Cấu tạo của màng lưới: Màng lưới (tế bào thụ cảm) gồm:

    – Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

    – Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

    – Điểm vàng: là nơi tập trung tế bào non.

    – Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác. 

    câu 2 

    Do cấu trúc của mắt khi bạn soi đèn vào mắt thì lỗ đồng tử sẽ co lại nhỏ hơn bình thường nhằm hạn chế ánh sáng đi vào trong cầu mắt (giảm sự kích thích các tế bào thụ cảm), còn khi không bị soi ánh sáng vào mắt thì lỗ đồng tử sẽ trở về kích thước bình thường (kích thước khoảng (3-4 mm).

    Sự co dãn của đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng để có thể nhìn rõ vật bởi sự điều tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới.

    câu 3 

    Do ở người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được.

    chúc bạn học tốt 

    cho xin cám on nhoa 

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    1.

    • Cầu mắt:
    • Màng cứng: nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.
    • Màng mạch: phía trước là lòng đen,lỗ đồng tử, thủy dịch và thể thủy tinh.
    • Màng lưới: gồm các tế bào thụ cảm thị giác (tế bào nón và tế bào que),  phía sau có điểm mù và điểm vàng
  3. Cấu tạo màng lưới:
    • Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
    • Tế bào que: tiếp nhận ánh sáng yếu
    • Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón
    • Điểm mù không có tế bào thụ cảm thị giác

    2.

    Sự co dãn của đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng để có thể nhìn rõ vật bởi sự điều tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới: 

    • Khi rọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại. Đó là phản xạ đồng tử nhằm hạn chế ánh sáng đi vào trong cầu mắt (giảm sự kích thích các tế bào thụ cảm). Khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm loá mắt.
    • Khi không dọi đèn pin vào mắt thì đồng tử sẽ trở lại bình thường.

    3.

    • Ở người già, do bị lão hóa nên thủy tinh thể mất tính đàn hồi –> không phồng được

    –> Mắc tật viễn thị

    –> Do đó, người già thường phải đeo kính

     

    Trả lời

Viết một bình luận