Bài 1. Cho câu thơ: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả

By Audrey

Bài 1. Cho câu thơ: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Thể hiện nội dung gì?
b. Đoạn thơ trên sử dụng thành công nghệ thuật điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ. Em hãy phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp nghệ thuật đó.
c. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Bài 2:
a. Ghi lại những câu thơ viết về hình ảnh ông đồ thời hoàng kim trong bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên.
b. Giải nghĩa từ “Ông đồ”.
c. Tác giả đã dùng những từ, cụm từ nào để nói về ông đồ? Ý nghĩa của các cách gọi đó?
d. Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.
e. Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề bảo tồn nét truyền thống trong xã hội hiện đại.

0 bình luận về “Bài 1. Cho câu thơ: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả”

  1. 1,

    a, 

    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
    Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
    Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ. 

    Bài thơ mượn lời của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nước thầm kín và sự căm phẫn của nhân dân mất nước thuở bấy giờ

    b,

    Điệp ngữ “Nào đâu” cùng với một loạt các câu hỏi tu từ đã thể hiện được khí thế hiên ngang và tầm vóc lớn lao của chúa sơn lâm đã thể hiện được cảm xúc đau đớn và sự hoài niệm của hổ về quá khứ hùng vĩ. Mỗi một cặp câu thơ “Nào đâu” đi kèm một câu hỏi tu từ đã thể hiện được một nỗi hoài niệm đau đáu của chúa sơn lâm về quá khứ huy hoàng của mình

    c,

    Nhà thơ Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng. Khổ thơ không chỉ thể hiện được sự tài hoa của nghệ thuật vẽ tranh bằng ngôn từ thơ “thi trung hữu họa” của Thế Lữ mà còn là bức tranh tứ bình được vẽ nên bằng chất liệu thơ từ đó thể hiện được quá khứ oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm. Hai câu thơ đầu “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối? Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Khung cảnh tuyệt đẹp của những đêm trăng vàng hiện ra làm nền cho sự oai phong lẫm liệt của hổ. Hình ảnh nhân hóa “say mồi” và “uống ánh trăng tan” là hình ảnh lãng mạn nhưng vô cùng oai phong của chúa sơn lâm. Tiếp theo là hình ảnh của những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng:” Đâu những ngày mưa chuyển bố phương ngàn/ Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?”. Hình ảnh những trận mưa to cùng với thái độ “lặng ngắm” của chúa sơn lâm để thể hiện được thái độ ngang tàng và quá khứ vàng son của hổ. Những ngày ngắm giang sơn từng bước đổi mới thật vĩ đại và khí phách chứ ko phải là hiện tại giả dối như thế này. Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng và hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muông. “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội…tưng bừng”. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Đó chẳng phải chính là sự hoài niệm về những ngày được sống trong thiên nhiên tươi đẹp của chúa sơn lâm hay sao? Đặc biệt nhất chính là hình ảnh cuối “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” là hình ảnh tuyệt đẹp của hoàng hôn cùng tư thế, khí phách độc tôn của hổ. Hình ảnh ấy mang tầm vóc sánh ngang vũ trụ, trời đất bất diệt. Điệp ngữ “Nào đâu” cùng câu hỏi tu từ đã thể hiện được khí thế hiên ngang và tầm vóc lớn lao của chúa sơn lâm đã thể hiện được cảm xúc đau đớn và sự hoài niệm của hổ về quá khứ hùng vĩ. Đây cũng chính là tâm trạng của người dân VN mất nước lúc bấy giờ. Tóm lại, 4 bức tranh thiên nhiên trong khổ 3 đều là những hình ảnh tuyệt đẹp nhằm làm tôn lên tư thế và khí phách oai phong, lẫm liệt của chúa sơn lâm có 1 quá khứ vàng son. 

    Bài 2:

    a, 

    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài:
    Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa, rồng bay”

    b,

    Trong nền khoa cử Nho học, những học sinh đã thi qua 3 kỳ thi đỗ Tú Tài là ông Đồ. Tuy là đậu những kỳ thi cấp thấp, nhưng chưa đủ cao để được nhà nước quân chủ và phong kiến bổ làm quan, nên họ hoặc là phải học thêm để thi những kỳ thi cao hơn được tổ chức sau đó, hay là tạm kiếm sống bằng những nghề dạy học, viết chữ thư pháp thuê

    c, 

    Cụm từ: Ông đồ già, ông đồ xưa, những người muôn năm cũ.

    Ông đồ già: hình ảnh của ông đồ thời hoàng kim, thời mà chữ Nho vẫn còn được coi trọng

    Ông đồ xưa: hình ảnh của cả ông đồ và thời kỳ Nho học bị suy tàn, không còn được trọng vọng nữa

    Những người muôn năm cũ: những người thuộc thế hệ xưa cũ, giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc nhưng nay không còn được trọng vọng như xưa nữa

    d,

    Biện pháp so sánh “Như phượng múa rồng bay. Tác dụng: thể hiện được sự tài hoa của nét chữ ông đồ, thể hiện sự tinh hoa của nét đẹp viết chữ Thư Pháp ông đồ và sự trọng vọng của nhân dân lúc đó với nét chữ ông đồ.

    e,

    Truyền thống văn hóa dân tộc là những giá trị vô giá chứa đựng những giá trị, hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Thật vậy, mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, thế hệ trẻ cần có thái độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những truyền thống văn hóa dân tộc. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ đó giới trẻ sẽ yêu và càng thêm trân trọng những di sản văn hóa của quê hương đất nước mình. Bên cạnh đó, dù cho việc tiếp xúc với các nền văn hóa nước ngoài dễ dàng hơn quá khứ rất nhiều nhưng người trẻ vẫn cần ý thức được tư tưởng “hòa nhập nhưng không hòa tan”, tức là tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài nhưng vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc VN. Thứ hai, người trẻ cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc VN. Người lớn dạy cho người nhỏ, người già dạy cho người trẻ, từ đó, tình yêu đối với các truyền thống văn hóa dân tộc sẽ được ươm mầm và vun vén cho các em từ nhỏ cũng như đi theo các em suốt cuộc đời, làm nên những con người rất Việt Nam. Cuối cùng, người trẻ cần ý thức được sự phát triển những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để mang những giá trị tuyệt vời ấy đi khắp thế giới, được nhiều người nước ngoài đón nhận và biết đến hơn. Nhờ có vậy, những truyền thống văn hóa dân tộc VN mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu. Trên thực tế, bên cạnh những việc làm thể hiện cho sự bảo tồn các giá trị văn hóa vô cùng tích cực thì không khó gì để nhận thấy sự xâm hại, thất truyền và biến chất của những giá trị tốt đẹp ấy. Tóm lại, những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc cần được bảo vệ và lưu truyền đến các thế hệ sau.

    Trả lời

Viết một bình luận