Bài 1: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nh

By Rylee

Bài 1:
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
(Ngữ văn 8- tập 2, trang 16)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
Câu 3: Câu thơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói? Xác định các chức năng của kiểu câu em vừa tìm được.
Câu 4: Chỉ ra các biện phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
Câu 6: Viết một đoạn văn Quy nạp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận về thiên nhiên và con người qua đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu nghi vấn và 1 câu ghép.
Bài 2: Cho đoạn thơ sau:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
(Ngữ văn 8- tập 2, trang 17)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của câu cảm thán trong đoạn văn trên.
Câu 3: Xác định kiểu câu của dòng thơ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.
Câu 4: Các từ: xanh, bạc, mặn thuộc từ loại nào?
Câu 5: Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó, trong đoạn có sử dụng 1 câu nghi vấn và 1 trợ từ.
Câu 6 : Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.
Bài 3: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
…”
(Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Câu 2: Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ trên.
Câu 3: Trong câu “ta nghe hè dậy bên lòng”, biện pháp tu từ nào đã được sử dụng.
Câu 4: Chỉ ra các câu cảm thán trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
Câu 5: Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.
Câu 1 : Viết đoạn văn TPH khoảng 10 câu, trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động và 1 thán từ.

0 bình luận về “Bài 1: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nh”

  1.  bài 1 Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

    Nêu biện pháp nghệ thuật và nêu giá trị biểu đạt của biện pháp đó

    => Trong đoạn thơ trên đã sử dụng BPNT so sánh ( như con tuấn mã , như mảnh hồn làng ) 

    => Tác giả đã miêu tả vô cùng sinh động hình ảnh chiếc thuyền và hình ảnh cánh buồm , hình ảnh chiếc thuyền hiện lên trong đoạn thơ thật đẹp , thật giàu giá trị tạo hình biết bao . Tác giả đã ví chiếc  thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã , cánh buồm giương to như mảnh hồn làng cho thấy được vẻ đẹp của chiếc thuyền trong buổi sáng đánh bắt cá .

    => Trong đoạn thơ trên đã sử dụng BPNT nhân hóa ( mạnh mẽ , rướn thân trắng bao la thâu góp gió )

    => Kiểu nhân hóa : dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật 

    => Hình ảnh chiếc thuyền tưởng chừng như vô tri , vô giác nhưng dưới ngòi bút miêu tả đầy đặc sắc của tác giả , nó hiện lên vô cùng sinh động , chiếc thuyền có thể vượt muôn trùng khơi , mạnh mẽ vượt qua trường giang , mặc cho sóng to , gió lớn , nhưng con thuyền của những người chài vẫn rướn thân trắng , vượt qua mọi khó khăn , nguy hiểm để giăng được những mẻ cá lớn

    => Tác dụng : Cho thấy được vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền qua ngòi bút miêu tả đặc sắc của tác giả

    bài 2

    +) ” Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! ” 

      ⇒ Biện pháp ẩn dụ, tác dụng : thể hiện cảm nhân bằng xúc giác(vị), thị giác (mắt)

    +) Tác giả nhớ đến : màu nước, cá, thuyền, hương vị biển cả

     Nhận xét : tác giả thể hiện tình yêu vs quê hương tha thiết, say đắm,tình cảm sâu đậm

    +)  xanh, bạc, mặn thuộc từ loại : Tính từ

     chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận