Bài 4. Cũng trong SGK Ngữ văn 8 có đoạn trích:
“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên
học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa
may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực sự là cái
đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.”
a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu trần thuật.
b. Coi câu trần thuật trên là một luận điểm. Hãy triển khai luận điểm ấy thành một đoạn văn
quy nạp khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng câu câu cầu khiến, một câu mở rộng (gạch
chân và chú thích rõ).
4,
a, Nội dung chính: Đoạn trích đã nêu lên được phương pháp học tập đúng đắn mà mọi người cần lưu ý để có thể tạo lập được nền giáo dục vững bền
b,
Đầu tiên, tác giả đã nêu được phương pháp học tập đúng đắn đó là học cơ bản từ thấp để xây dựng gốc rễ nền tảng vững chắc. Tiếp theo, ta cần học tuần tự lên cao để có thể xây dựng hành trang tri thức đầy đủ và toàn diện. Nhờ phương pháp học tập đúng đắn như vậy thì nhân tài mới có thể lập được công trạng giúp ích cho xã hội, đất nước và quốc gia. Chẳng những thế, phương pháp học tập đúng đắn như vậy mới chính là cái đạo lý đúng đắn cho việc học của tất cả mọi người. Vì thế, tác giả mong mọi người không nên bỏ qua phương pháp học đúng đắn đó. Phương pháp học tập đúng đắn đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc học của mọi người. Vì nó giúp chúng ta không chỉ học tập hiệu quả mà còn có thể tích lũy tri thức lâu dài trong cuộc sống. Từ đó, đất nước mới có thể có nhân tài đóng góp cho việc xây dựng đất nước. Dù ở thời đại nào cũng vậy, vai trò của nhân tài cực kỳ quan trọng. Vì thế, phương pháp học tập để trở thành nhân tài cũng rất quan trọng. Hãy học tập từ những thứ cơ bản, học từ từ lên cao để có được nền tảng kiến thức vững chắc. Tóm lại, đoạn trích đã nêu lên được phương pháp học tập đúng đắn mà mọi người cần lưu ý để có thể tạo lập được nền giáo dục vững bền.
** câu cầu khiến được in đậm
** câu mở rộng được gạch chân
Chẳng những thế, phương pháp học tập đúng đắn như vậy mới chính là cái đạo lý đúng đắn cho việc học của tất cả mọi người.
Thành phần mở rộng chủ ngữ: phương pháp học tập / đúng đắn