Bài 7: Một dd chứa a mol K+, b mol Fe3+, c mol Cl-, d mol SO42- . Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên là: A. 2a + b = 2c + d B. a + 3b = c

By Eloise

Bài 7: Một dd chứa a mol K+, b mol Fe3+, c mol Cl-, d mol SO42- . Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên là:
A. 2a + b = 2c + d B. a + 3b = c + 2d
C. 3a + b = 2c + d D. a + 2b = c + 2d
Bài 8: Kết quả xác định nồng độ mol/l của các ion trong dd như sau: Na+(0,05); Ca2+(0,01) ; NO3-(0,04); HCO3-(0,025) . Hỏi kết quả trên đúng hay sai, tại sao?
Bài 9: Cô cạn dung dịch có chứa 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+, và ion NO3- thì thu được bao nhiêu gam muối khan là:
A. 55,3 gam B. 59,5 gam C. 50,9 gam D. 0,59 gam
Bài 10: Một dung dịch có chứa 2 Cation là Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) và 2 Anion là Cl- (x mol) và SO42- (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. ( Biết Fe = 56, Al = 27, Cl = 35,5; S = 32, O = 16). Giá trị x, y trong câu trên lần lượt là:
A. 0,1 ; 0,2 B. 0,2 ; 0,3 C. 0,3 : 0,1 D. 0,3 : 0,2
Bài 11: Thêm 198 ml nước cất vào 2ml dung dịch axit sunfuric có pH = 1 thu được dung dịch mới có pH là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Bài 12: Trộn 600 ml dung dịch HNO3 0,08 M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,14 M. Sau phản ứng thu được dung dịch mới có pH bằng bao nhiêu?
Bài 13: Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 có pH = 1 vào 300 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch mới có pH là bao nhiêu?
Câu 14. Cho dd chứa x gam Ba(OH)2 vào dd chứa x gam HCl. Dd thu được sau phản ứng có môi trường
A. trung tính. B. bazơ. C. axit. D. không xác định được.
Câu 15. Thuốc thử duy nhất để phân biệt các lọ dung dịch mất nhãn: NaCl, NaOH, Ba(OH)2, H2SO4 là
A. quì tím B. dung dịch AgNO3 C. dung dịch Ba(OH)2 D. dung dịch HCl
-đáp án thôi

0 bình luận về “Bài 7: Một dd chứa a mol K+, b mol Fe3+, c mol Cl-, d mol SO42- . Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên là: A. 2a + b = 2c + d B. a + 3b = c”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Bài 7 :

    Bảo toàn điện tích :

    $n_{K^+} + 3n_{Fe^{3+}} = n_{Cl^-} + 2n_{SO_4^{2-}}$
    $⇔ a + 3b = c + 2d$

    $\to$ Đáp án B

    Bài 8 :

    Bảo toàn điện tích :

    $C_{M_{Na^+}} + 2C_{M_{Ca^{2+}  }} = C_{M_{NO_3^-}} + C_{M_{HCO_3^-}}$
    $⇔ 0,05 + 0,01.2 = 0,04 + 0,025$

    $⇔ 0,07 = 0,065$(vô lí)

    Vậy, kết quả trên sai.

    Bài 9 :

    Bảo toàn điện tích :

    $ n_{NO_3^-} = 2n_{Mg^{2+}} + 3n_{Al^{3+}} =0,2.2 + 0,1.3 = 0,7(mol)$

    Suy ra :

    $m_{muối} = 0,2.24 + 0,1.27 + 0,7.62 = 50,9(gam)$

    Bài 10 :

    Bảo toàn điện tích : $x + 2y = 0,1.2 + 0,2.3 = 0,8(1)$

    $m_{muối} = 35,5x + 96y + 0,1.56 + 0,2.27 = 46,9(gam)$

    $⇒ 35,5x + 96y = 35,9(2)$

    Từ (1)(2) suy ra $x = 0,2 ; y = 0,3$
    $\to$ Đáp án B

    Bài 11 :

    $[H^+] = 10^{-pH} = 10^{-1} = 0,1M$

    $H_2SO_4 \to 2H^+ + SO_4^{2-}$

    $C_{M_{H_2SO_4}} = 0,5[H^+] = 0,05M$

    $⇒ n_{H_2SO_4} = 0,05.0,002 =10^{-4}(mol)$

    Sau phi thêm nước :

    $C_{M_{H_2SO_4}} = \dfrac{10^{-4}}{0,198 + 0,002 } = 5.10^{-4}M$

    $\to [H^+] = 2C_{M_{H_2SO_4}} = 10^{-3}M$
    $\to pH = -log([H^+]) = 3$

    Bài 12 :

    $n_{HNO_3} = 0,6.0,08 = 0,048(mol)$
    $n_{Ba(OH)_2} = 0,2.0,14 = 0,028(mol)$
    $Ba(OH)_2 + 2HNO_3 \to Ba(NO_3)_2 + 2H_2O$
    $n_{Ba(OH)_2\ pư} = 0,5n_{HNO_3} = 0,024(mol)$

    $\to n_{Ba(OH)_2\ dư} = 0,028 – 0,024 = 0,004(mol)$

    $\to C_{M_{Ba(OH)_2\ dư}}= \dfrac{0,004}{0,6 + 0,2}  = 5.10^{-3}$

    $⇒ [OH^-] = 2C_{M_{Ba(OH)_2}} = 0,01M$
    mà : $[H^+].[OH^-] = 10^{-14}$
    $⇒ [H^+] = \dfrac{10^{-14}}{0,01} = 10^{-12}M$

    $\to pH = -log([H^+]) = 12$

    Bài 13 :

    C

    Bài 14 :

    B

    Bài 15 : 

    A

     

    Trả lời

Viết một bình luận