Bạn nào có bài văn UPU “bác hồ và cao bằng” thì giúp mình với

By Katherine

Bạn nào có bài văn UPU “bác hồ và cao bằng” thì giúp mình với

0 bình luận về “Bạn nào có bài văn UPU “bác hồ và cao bằng” thì giúp mình với”

  1. Mùa xuân năm 1941, nhân dân các dân tộc ở Cao Bằng vinh dự, tự hào được đón người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam – lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Bác Hồ kính yêu của Đảng và nhân dân sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước trở về Tổ quốc (28/1/1941) trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.Từ khi Bác về nước đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thời gian khoảng bốn năm rưỡi, trừ hơn một năm (từ tháng 8/1942, Bác sang Trung Quốc công tác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và từ tháng 5 – 8/1945, Bác về Tuyên Quang), còn lại là thời gian khoảng ba năm Bác sống, hoạt động và gắn bó sâu sắc với quê hương, với phong trào cách mạng, với đồng chí, đồng bào các dân tộc Cao Bằng. 

    Ngày Bác trở về Tổ quốc, trong muôn vàn công việc phải làm để xây dựng căn cứ địa “Trong những ngày Tổ quốc còn chưa có một tấc đất tự do”. Vấn đề hàng đầu trong tư tưởng của Bác là dựa vào dân vì theo Bác: Có dân là có tất cả. Vì vậy, đến Cao Bằng, Bác hoà nhập ngay đồng bào các dân tộc, Bác đã sống với nhân dân, cùng “cháo bẹ, rau măng”, chia sẻ với người dân mọi khó khăn gian khổ, vui buồn. Dù Bác bận trăm công nghìn việc, lo cuộc sống cách mệnh giải phóng dân tộc, giành ấm no, tự do, học hành…, song, Bác vẫn luôn chú ý đến đời sống của những người dân bình thường nhất. Người dạy nhân dân sửa lại mỏ nước, lấy than lọc nước về ăn, cách phòng bệnh, công tác vệ sinh phòng bệnh; phân công người lớn cứ chiều đến phải đun nước nóng để tắm rửa cho các cháu nhỏ. Bản thân Ông Cụ vác máng đập lúa ra chỗ nguồn nước múc nước tắm cho trẻ nhỏ, giặt áo quần cho chúng, lúc ra về, Ông Cụ bế đứa nhỏ nhất. Bác ân cần hỏi thăm đến đời sống và sức khỏe của các cụ già, bà lão và con cháu. Ai cũng bảo là người cán bộ cách mệnh già ấy tốt như bố mẹ đẻ.
    Tình cảm cách mạng trong con người Bác không chỉ thể hiện trong những năm tháng hoạt động ở Cao Bằng, mà suốt cả cuộc đời của Người. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sự có mặt của Bác trong chiến dịch Biên giới (1950) không chỉ nói lên tầm quan trọng của sự kiện mà còn là nguồn động viên, cổ vũ đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và là tình cảm sâu nặng của Người đối với đồng bào các dân tộc Cao Bằng.
    Năm 1961, Bác trở lại thăm Pác Bó như trở về quê hương. Đồng bào và cán bộ, chiến sỹ ở Cao Bằng đón Bác – người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước như đón người thân, người ruột thịt trong gia đình. Bác nói: Tôi về nhà sao lại phải đón. Mọi người ở Cao Bằng không nguôi nhớ Người và Người không quên một ai từng sống và làm việc với Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những lời đầy xúc động: “Tôi luôn luôn nhớ đến những ngày tôi công tác ở tỉnh ta. Cùng mấy đồng chí trong tỉnh, trèo đèo lội suối, ở núi nằm hang… Khi thì cùng 5, 7 anh chị em bí mật tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức. Khi thì cùng các anh em du kích đánh Nhật, chống Pháp, trừ Việt gian. Anh em no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau, đồng lòng một chí. Do đó mà đào tạo nên những cán bộ quân sự và chính trị. Tôi không bao giờ quên, trong những ngày gian nan cực khổ đó, đồng bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh em nông dân, các em thanh niên, các cháu nhi đồng, ai cũng hăng hái giúp đỡ. Mặc dầu Tây và Nhật thẳng tay khủng bố, nó đốt làng, nó phá nhà, nó bắt người, nhưng đồng bào vẫn kiên quyết giúp đỡ cách mệnh. Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào Mán, đồng bào Mèo cho đến anh em Hoa kiều người thì giúp chúng tôi ăn, kẻ thì cho chúng tôi áo. Có những đồng bào nhịn ăn, nhịn mặc, bán trâu, bán ruộng để giúp chúng tôi làm cách mệnh. Thật là quý hóa vô cùng…”.
    Như đồng chí Lê Duẩn đã nói: “Cuộc đời của Bác gắn bó mật thiết với đất nước Việt Nam, với đồng bào Việt Nam, đặc biệt với đồng bào Cao Bằng, với núi rừng Cao Bằng, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên sau bao nhiêu năm xa Tổ quốc. Đó là vinh dự, là niềm tin tự hào của Cao Bằng”.
    Ngày 2/9/1969, Bác Hồ vĩnh biệt nhân dân, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể đồng bào, chiến sỹ cả nước và bạn bè quốc tế. Tin Bác Hồ muôn vàn kính yêu của nhân dân ta không còn nữa đã vọng sâu vào đất Cao Bằng, truyền đi nhanh chóng. Chưa bao giờ nhân dân Cao Bằng có một xúc động mạnh, một niềm thương tiếc vô hạn như lúc này. Người nào cũng lặng lẽ cố giấu nỗi xúc động của mình, nhưng không sao giấu được, hễ cứ gặp nhau là lại òa lên khóc. Chỉ sau nửa ngày, từng xã, từng hợp tác xã, các cơ quan, xí nghiệp, các nông trường, lâm trường, trường học, các đơn vị bộ đội, các gia đình đã lập bàn thờ viếng Hồ Chủ tịch. Mọi người dân đều có băng tang. Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp phiên đặc biệt quyết định “toàn Đảng bộ và nhân dân Cao Bằng để tang Bác bảy ngày”, thành lập Ủy ban lễ tang của tỉnh, tổ chức trọng thể lễ tang của Người, có kế hoạch cụ thể chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh tổ chức lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời kêu gọi toàn Đảng bộ, toàn dân trong tỉnh đoàn kết chặt chẽ, ra sức phấn đấu thực hiện lý tưởng của Hồ Chủ tịch, làm rạng rỡ sự nghiệp cách mạng của Người, trước mắt là quyết tâm thi đua thực hiện những công việc trung tâm của tỉnh đã đề ra. Từ Đảng bộ tỉnh tới cơ sở đã tổ chức lễ tang và truy điệu Bác; đồng thời tỉnh cử đoàn đại biểu về Thủ đô Hà Nội viếng và túc trực bên linh cữu Bác. Trên Báo Cao Bằng những ngày này đều chạy suốt dòng chữ “Hồ Chủ tịch, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế đời đời sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân bị áp bức trên toàn  thế giới!”. 
    Trong niềm tiếc thương và lòng biết ơn vô hạn, ngày 6/9/1969, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh đã cử hành trọng thể Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đầu nguồn Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) – nơi Người đã sống và làm việc những ngày đầu về nước. Hàng nghìn người con Cao Bằng đứng trang nghiêm, ứa nước mắt khi nghe đồng chí lãnh đạo tỉnh đọc tiểu sử của Bác, thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về lễ tang của Bác và lời hứa của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trước di ảnh Bác. Nhân dân Pác Bó để tang Bác theo đúng tục lệ địa phương, hàng nghìn người áo trắng khăn tang đứng bên dòng suối Lê-nin thả hoa trắng trôi theo dòng nước, tiễn đưa Người về cõi vĩnh hằng. Ai cũng tuôn trào nước mắt đau thương vĩnh biệt Người.
     Ngày nay, mọi người đến thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó đều trào dâng xúc động, lặng lẽ đứng trước tấm ảnh đồng bào mặc đồ đại tang, đau đớn tiễn đưa Bác bên bờ suối Lê-nin như tiễn đưa người ruột thịt của mình. Rồi đồng bào để tang Bác 3 năm, không ai bảo ai, từng gia đình đều lập bàn thờ, dành chỗ trang nghiêm treo ảnh Bác Hồ rồi cùng nhau đi may quần áo tang và để tang Người. Các em nhỏ mới lên bảy, lên mười, tự tay làm lấy những chiếc băng tang và không ngăn nổi dòng nước mắt khi đeo chiếc băng tang vào ngực. Đồng bào vốn nói ít, viết ra càng ít nhưng tình cảm với Bác thì sâu nặng chẳng thể diễn tả thành lời. Cũng trong những ngày ấy, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và nhân dân toàn tỉnh đã “biến đau thương thành hành động cách mạng”, tổ chức những cuộc thi đua dâng chiến công lên Bác.
    Để bày tỏ lòng tôn kính và ghi nhớ công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh và đồng bào cả nước, được sự nhất trí của Trung ương Đảng và Chính phủ, đồng bào Cao Bằng đã xây dựng Tượng đài Người tại trung tâm Thành phố và Đền thờ Người tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, để đồng bào cả nước và khách thập phương chiêm ngưỡng, tưởng nhớ công ơn của Người mỗi khi có dịp về thăm Cao Bằng.
    Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình văn hoá nghệ thuật quan trọng có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, có tính giáo dục sâu sắc, được xây dựng quy mô lớn tại vị trí trang trọng, hài hoà với không gian kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên đẹp, thể hiện được những nét riêng, độc đáo hình ảnh Bác Hồ gắn bó với Cao Bằng. Tượng đài thể  hiện sự chân thực, sinh động hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân. Khi đến chiêm ngưỡng tượng đài vĩ nhân ở một tỉnh địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng, mỗi người dân Cao Bằng và du khách thập phương luôn tràn đầy cảm xúc trân trọng, kính yêu đối với Người. Tượng đài Bác được khánh thành đúng dịp kỷ niệm 59 năm Ngày Bác về nước (28/1/1941 – 28/1/2000) và 70 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2000).
     Nhà tưởng niệm – Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó được mô phỏng từ kiến trúc kiểu nhà sàn của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng, giản dị, trang nghiêm và ấm cúng, có tính biểu tượng cao và gây ấn tượng sâu sắc. Công trình được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2011, đúng dịp kỷ niệm lần thứ 121 ngày sinh của Người. Từ đây, nhân dân Cao Bằng có một công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để mọi người thể hiện tình cảm với Người và hiểu thêm tầm vóc, công lao to lớn của Người. Công trình vô giá này sẽ góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nguồn của nhân dân cả nước và khách nước ngoài khi đến thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó – một địa danh không chỉ gần gũi, thân thiết với nhân dân ta ở khắp mọi miền đất nước mà còn với cả bạn bè quốc tế.
    Trước đây, đồng bào, núi rừng Cao Bằng đã che chở, bảo vệ Người, ngày nay đến Cao Bằng nơi cội nguồn cách mạng không chỉ thấy khó khăn của Bác ngày trước mà còn cảm nhận được tình cảm với Bác – như thấy Bác vẫn còn đang sống với đồng bào, đồng chí. Đặc biệt đây là một công trình có giá trị và ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, văn hoá và tâm linh. Đền thờ cùng với Tượng đài Bác và các công trình kỷ niệm về Bác thể hiện tình cảm, ân nghĩa sâu nặng của nhân dân các dân tộc Cao Bằng đối với Bác Hồ kính yêu không chỉ hôm nay mà mãi mãi về sau.

    Trả lời
  2. Ngày 13 tháng 01 năm 2021
    Chào các bạn, hôm nay tôi bỗng nghe được một ca khúc rất hay từ chiếc loa cũ trên cột điện đầu
    phố, có câu: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, lời Bác nay đã thành chiến thắng huy
    hoàng,…” cứ lặp đi lặp lại vang vọng cả phố phường. Lòng tôi lại chan chứa những cảm giác bồi
    hồi, khó tả về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người anh hùng của lòng tôi – Chủ tịch Hồ Chí Minh
    kính yêu.
    Từ những ngày đầu tiên đi học tôi đã được nghe năm điều Bác Hồ dạy, những lời dạy ấy như
    khắc sâu vào tâm hồn non nớt của một đứa trẻ như tôi. Dần theo năm tháng qua lời của thầy cô,
    cha mẹ, báo đài tôi lại càng hiểu thêm về vị cha già kính yêu ấy, Người đã hi sinh cả cuộc đời
    cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà chưa từng mưu cầu lấy điều gì cho riêng bản thân mình.
    Ngày 5/6/1911 chàng thanh niên trẻ với đôi bàn tay trắng, không có bạn bè, người thân tín, điều
    duy nhất Người có ấy là ý chí quyết tâm tìm được con đường giải phóng dân tộc, Bác đã bước
    lên chuyến tàu định mệnh ra đi tìm đường cứu nước, với cái tên Văn Ba, và chuyến đi này kéo
    dài đến tận 20 năm. Trong suốt khoảng thời gian hơn 30 năm ấy, từ một thanh niên trẻ, Bác đã
    làm đủ thứ công việc trên đời chỉ để sinh tồn và tìm ra con đường sáng cho dân tộc, điều khiến
    người ta nể phục hơn cả là lòng ham học hỏi của Người, khi ở nước ngoài Bác tự học và biết đến
    29 thứ tiếng. Với ý chí và lòng yêu nước tột độ, Hồ Chủ tịch đã thành công khi trở thành người
    sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), dẫn dắt nhân dân Việt Nam chiến đấu chống
    thực dân Pháp và phát xít Nhật, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với dấu mốc chói
    lọi trong lịch sử dân tộc là bản Tuyên ngôn độc lập được Người tuyên đọc vào ngày 2/9/1945.
    Một trong những dòng Tuyên ngôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi ấy là:
    “Hỡi đồng bào cả nước,
    Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
    xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
    hạnh phúc”
    Từng câu từng chữ như thấm vào lòng nhân dân Việt Nam lúc bây giờ, một nhân dân mới được
    hưởng nền độc lập thật sự sau gần 80 năm giời nô lệ. Cũng thể hiện tấm lòng yêu chuộng hòa
    bình, lo nghĩ và đấu tranh cho dân tộc Việt Nam đầy kiên quyết và mạnh mẽ từ người cha già
    kính yêu. Có lẽ rằng khó có ai lại có tấm lòng sâu nặng nghĩa tình với nhân dân ta như thế. Và
    cho đến mãi những năm tháng cuối đời Người vẫn luôn trăn trở về vận mệnh của dân tộc, của đất
    nước mà chưa một ngày nào ngơi nghỉ, kể cả trong những lần sinh nhật cuối đời Bác vẫn đem Di
    chúc ra sửa, có lẽ Người đã biết trước ngày phải rời ra nhân dân Việt Nam, những đứa con ruột
    thịt mà Người hằng thương yêu lo lắng? Người viết trong Di chúc rằng: “Điều mong muốn cuối
    cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa
    bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách
    mạng thế giới”. Qủa thật niềm mong muốn của Bác chỉ gói trọn trong những dòng chữ ấy mà
    thôi, tự hỏi có lúc nào Người nghĩ cho mình một chút, một chút nào không, sao lòng Người to 
    lớn thế có cả dân tộc đất nước, mà lại không có chỗ cho bản thân? Viết đến đây, tôi bỗng thấy
    khóe mắt cay cay, vừa thương lại vừa ngưỡng mộ Bác, người anh hùng có một không hai của
    dân tộc.
    Bác là tấm gương đạo đức lớn nhất, sáng nhất và mẫu mực nhất trong lòng tôi, bản thân tôi luôn
    luôn cố gắng noi gương Bác, chỉ mong bản thân phấn đấu được một phần tư chất đạo đức của
    Người, ấy âu cũng đã là thành công lắm rồi. Trong ấn tượng của tôi Bác luôn là một người hiền
    hòa, bác ái, lại hết mực yêu thương trẻ con, ấy mà cuộc đời Người chưa từng có lấy một đứa con
    ruột của riêng mình, Bác bảo thế này trong thư gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng: “Ngài biết rằng tôi
    không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh
    niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột”, thế mới
    thấy được tấm lòng Người bao la, nhân hậu đến mức nào. Suốt 79 năm cuộc đời, Người chưa
    từng có một người vợ bầu bạn, cả đời Bác chỉ đau đáu mãi một bóng hình người con gái tên Út
    Huệ, người đã ra tiễn ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước và cũng kể từ khi ấy không bao giờ
    còn gặp lại, Bác nhớ cuộc đời mọi người nhưng lại quên mất cuộc đời mình như thế đấy.
    Bác luôn tuân thủ nguyên tắc cần, kiệm, liêm, chính, cho dù sau này khi đã đứng ở cương vị Chủ
    tịch nước nhưng chưa một ngày Bác phô trương, xa xỉ, cuộc sống của Người chẳng khác so với
    cuộc sống người thường là mấy, có khác chắc ở chỗ Bác là người đứng đầu một nhà nước mà
    thôi. Bác luôn xuất hiện trong bộ pijama trắng cao cổ, với đôi dép cao su huyền thoại, áo sứt chỉ
    Bác tìm cách vá lại, dép đứt Bác cũng may lại, chỉ đến khi chúng không dùng được nữa Bác mới
    đành lòng bỏ đi. Bác sống trong một căn nhà sàn, có lẽ là để tưởng nhớ đôi chút về quê hương
    Nam Đàn, Nghệ An. Nơi Bác ở và làm việc khi nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ cùng những bữa cơm
    đạm bạc, giản dị, có khi là dưa muối, canh cải, nhưng chưa bao giờ Bác lãng phí một hạt cơm
    nào, bởi đấy là mồ hôi công sức của nhân dân lao động và Bác luôn rất trân trọng điều ấy. Có
    lần, mấy chú lính ở cùng biết Bác thích ăn môi cá, đã lặn lội ra bờ sông bắt lấy thứ cá có bờ môi
    dày do thường phải dùng miệng bám vào đá để khỏi bị dòng nước cuốn trôi đi, Bác ăn và khen
    ngon. Nhưng khi biết chuyện mọi người nhọc lòng đi bắt, Bác lại quở trách và dặn rằng không
    cần vì Bác mà làm những chuyện như vậy, mọi người đều sống bình đẳng với nhau, không nên
    vì chức vụ mà phải đặc biệt đối xử. Có những chuyện như thế mới thấy Bác là người chí công vô
    tư, lại yêu thương, quan tâm mọi người xung quanh đến nhường nào.
    Một điều nữa mà tôi rất ngưỡng mộ ở Bác đấy là lối sống điều độ và lòng yêu thiên nhiên sâu sắc
    của Người. Bác thường dậy rất sớm để tập thể dục, luyện võ, mùa đông Bác tập tắm nước lạnh
    để nâng cao sức đề kháng, rồi còn vận động mọi người làm theo để giữ gìn sức khỏe, lúc rảnh rỗi
    Bác lại chăm bón cây cối xung quanh, cho cá ăn. Tôi từng đọc một bài thơ rất nổi tiếng của Bác
    có tựa đề Tức cảnh Pác Bó:
    “Sáng ra bờ suối, tối vào hang
    Cháo bẹ rau măng đã sẵn sàng
    Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
    Cuộc đời cách mạng thật là sang”
    Trong hoàn cảnh gian khó tột cùng như thế, nhưng ta vẫn nhận thấy trong từng vần thơ là giọng
    điệu lạc quan yêu đời, Bác sống cùng với thiên nhiên, tận hưởng thiên nhiên, nhưng không như
    những vị nhân sĩ trốn tránh cuộc đời, sống ẩn dật, Bác là một người làm cách mạng vui vầy với
    thiên nhiên nhưng chưa bao giờ Bác quên đi sự nghiệp Cách Mạng của mình. Sự nghiệp văn
    chương của Bác lại càng khiến tôi thêm phần thán phục, hầu như không việc gì là Bác không
    biết, từ viết báo, viết truyện, làm thơ, viết kịch,… thể loại nào Bác cũng viết được và tạo cho
    mình một dấu ấn riêng mang tên Hồ Chí Minh.
    Có câu “Nhân vô thập toàn”, Bác cũng tự nhận thấy điều đó ở bản thân và ra sức răn dạy lớp
    chiến sĩ dưới trướng mình rằng: “Các chú học ở Bác cái gì cũng được nhưng đừng học ở Bác hai
    điều đó là hút thuốc lá và không lấy vợ”, chuyện Bác không lấy vợ ấy là vì Bác không muốn và
    cũng không có thời gian suy nghĩ đến việc ấy. Còn việc hút thuốc, chắc cả cuộc đời Người chỉ có
    thú vui ấy mà không bỏ được, Bác nghiện thuốc lá rất nặng, nhưng cuối đời vì căn bệnh suy tim,
    Bác buộc phải bỏ thuốc. Lúc ấy, Bác đã bảo rằng: “Bác bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh
    niên đừng hút thuốc lá”, quả thật Bác chưa lúc nào quên nghĩ đến nhân dân cả. Lúc Bác sắp mất,
    nguyện vọng cuối cùng mà Bác dành cho bản thân ấy là được nghe một khúc dân ca Quan họ
    Bắc Ninh, để mang theo cái giá trị văn hóa dân tộc ấy theo về với miền cực lạc, có lẽ Bác vẫn
    còn nặng lòng với dân tộc, với đất nước lắm, vậy mà Bác đã phải đi xa mãi. Mỗi lần nghe
    chuyện lúc Bác sắp đi xa, tôi lại không thể cầm được nước mắt, hỏi rằng liệu có vị lãnh tụ nào
    đáng kính, đáng yêu như Bác không?
    Năm nay tôi vừa 15 tuổi, cái tuổi chưa lớn nhưng cũng chẳng còn bé, chỉ vài năm nữa thôi là tôi
    đã trưởng thành, ước mong và mục tiêu lớn nhất của tôi đó là học tập thật giỏi, tu dưỡng đạo đức,
    mà tiền đề ấy là tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh. Tương lai tôi sẽ trở thành một công dân
    gương mẫu, tiêu biểu xứng đáng với lời dạy tha thiết của Bác trong thư gửi các học sinh nhân
    ngày khai trường đầu tiên: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt
    Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
    chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
    Xin chào các bạn và hẹn gặp lại!

    Trả lời

Viết một bình luận