bàn về thơ có ý kiến cho rằng:” thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người làm những câu thơ có vần chứ không làm được thơ” bằng những hiểu biết

bàn về thơ có ý kiến cho rằng:” thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người làm những câu thơ có vần chứ không làm được thơ”
bằng những hiểu biết của em về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
help

0 bình luận về “bàn về thơ có ý kiến cho rằng:” thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người làm những câu thơ có vần chứ không làm được thơ” bằng những hiểu biết”

  1. Thơ là tình, nhưng là tình không tách rời ý. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể làm nên những vần thơ tuyệt bút. Lê Hữu Trác xác định: “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay”. Nói khác ý thấm vào tình, tư tưởng chan hòa với cảm xúc. Bùi Dương Lịch vừa khẳng định: “Thơ là sự biểu hiện của tình” vừa nhắc nhở: “Không được vây bọc nơi tình” , nghĩa là phải có lý trí, có trí tuệ hỗ trợ, cũng theo đường hướng suy nghĩ ấy, Nam Sơn Trúc sau khi nhắc lại lời của người xưa “văn chương làm quỷ thần rơi lệ”, đã bổ sung: Phải là văn chương “do người thánh học cao minh” tạo nên. Người xưa ít khi thiên lệch. họ nhìn thơ trong một tổng thể hài hòa giữa nhiều yếu tố và trong mối tương giao giữa các yếu tố với nhau. Đó là mối quan hệ giữa ý và tình, rộng hơn đó còn là mối quan hệ giữa chí và tình. Nhữ Bá Sỹ cho rằng: “thơ là để nói chí, nhưng biểu hiện ở nơi tình”. Nói “chí” là đích lớn, đích chung của thơ, biểu hiện “tình” là đích cụ thể của từng bài, từng câu.Vì thế  thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người làm những câu thơ có vần chứ không làm được thơ” 
    @mochizou

    Bình luận
  2. Tình, tình “cùng tột”, là đặc thù của thơ. Ở đây có sự gặp gỡ với thuyết “di tình” trong lý luận văn nghệ Đông Tây Kim cổ. Cảnh và tình, vật và hứng thú tác động chuyển hóa qua lại tinh tế trong thơ. “Vị tình” mà tạo văn, tạo thơ. Nhưng tình do “quan vật”, “nhập cảnh” mà có, nên trong thơ cảnh vật thường thấm đậm tình người. Ở Trung Quốc, Trịnh Khang Thành viết: “Hứng giả thác sự vu vật”. Còn Vương Xương Linh bảo: “Tâm nhập vu cảnh”. Cảnh phải hợp với tình, và tình phải được khơi nguồn từ cảnh. Ở phương Tây quan niệm này cũng khá phổ biến. Vico viết: “Cái sức mạnh cao cả nhất của lòng người là đem phú cảm giác ham muốn cho những vật vô tri vô giác” . Hegel viết khái quát hơn: “Mục đích của nghệ thuật đối với con người là ở chỗ làm cho họ tìm được bản thân từ trong đối tượng” . Tất cả những điều này cho chúng ta biết tình cảm rất quan trọng đối với những người làm thơ, suy cho cùng thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người làm những câu thơ có vần chứ không làm được thơ
    #Kayz

    Bình luận

Viết một bình luận