Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời
chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
võng mắc chông chênh đường xe chạy
lại đi lại đi trời xanh thêm
1. Nhan đề bài thơ có j khác lạ?
2 Bài thơ xây dựng được hình tượng tho rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên.
3. Từ láy “chông chênh” gợi em suy nghĩ gì về cuộc chiến đấu của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn nam xưa? Chép chính xác một câu thơ cũng sử dụng từ láy “chông chênh” trong mọt tác phẩm được học ở chương trình ngũ văn THCS
1. Nhan đề bài thơ khác lạ trước hết vì nhan đề dài với 8 từ. Nhà thơ lại nhắc đến chữ “bài thơ” trong khi hình thức của bài đã cho bạn đọc hiểu rằng đây là một bài thơ. Sự khác lạ còn đến từ hình ảnh “xe không kính” rất phi logic vì xe nào cũng cần có kính. Hiện thực được biểu hiện ngay trong nhan đề nhưng tác giả hóm hỉnh dùng chất trữ tình che lấp qua từ “bài thơ”.
2. Ý nghĩa: xe không kính phản ánh hiện thực chiến tranh gian khổ, khắc nghiệt. Tô đậm vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và tràn ngập niềm tin. Khẳng định ý chí của những người lái xe và tinh thần của con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh.
3. Từ láy “chông chênh” cho thấy cuộc chiến đấu của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa vô cùng khó khăn, khắc nghiệt. Gian khổ, hiểm nguy luôn rình rập xung quanh cuộc sống, cuộc chiến đấu của họ. Nhưng chông chênh đó chỉ là cái khách quan còn tâm hồn, ý chí người lính thì luôn vững chãi, ngoan cường.
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” bài “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ chủ tịch.
1. Nhan đề bài thơ có j khác lạ?
– Bài thơ có cách đặt đầu đề hơi lạ. Bởi hai lẽ:
+ Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “Bài thơ” – cách ghi như thế có vẻ hơi thừa.
+ Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng,không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng.
=>Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.
– Hình ảnh độc đáo, gây ấn tượng mạnh: những chiếc xe không kính
– Từ bài thơ có vẻ như hơi thừa, nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của tác giả và tạo nên sự liên kết giữa hai sự vật có vẻ xa lạ nhau: “bài thơ” và “xe không kính”. Xe không kính thì chẳng có gì làm nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh trung tâm của một bài thơ. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi. Đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến trường.
– Chính chất liệu chân thực từ cuộc sống ấy đã làm nên sức sống lâu bền của bài thơ.
– Cách đặt nhan đề tự nhiên thể hiện sâu sắc phong cách thơ Phạm Tiến Duật: tinh nghịch, sôi nổi, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và chiến đấu.
– Tác giả đã tìm thấy, phát hiện và khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất. Thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Đó cũng là bút pháp của nền văn học kháng chiến chiến chống Mĩ cứu nước, vừa tự nhiên, sôi động vừa đậm chất sử thi hào hùng.
2 Bài thơ xây dựng được hình tượng tho rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên.
Nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ Phạm Tiến Duật bởi đây là một hình ảnh hết sức mới lạ, độc đáo, chưa từng xuất hiện trong thơ văn giai đoạn trước đó. Mặt khác, thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính, Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tư tưởng chủ đạo của bài thơ cũng như tái hiện thành công hình tượng của những người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc. Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tran trên tuyến đường Trường Sơn. Tác giả không đặt nhan đề của bài thơ là Tiểu đội xe không kính mà thêm hai chữ “bài thơ” vào là một dụng ý nghệ thuật đầy đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói lên chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.
3/Từ láy “chông chênh” gợi em suy nghĩ gì về cuộc chiến đấu của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn nam xưa? Chép chính xác một câu thơ cũng sử dụng từ láy “chông chênh” trong mọt tác phẩm được học ở chương trình ngũ văn THCS
a. – “Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi. Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì từ “chông chênh” gợi sự nguy hiểm. Đây là một nét vẽ hiện thực mà Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu hết sức gian khổ, họ phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn trên xe hoặc trên dọc đường đi giữa làn mưa bom của kẻ thù nhằm huỷ diệt sự sống.
– Song từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính. Bom đạn của kẻ thù tưởng như có thể dùng sức mạnh để huỷ diệt sự sống con người nhưng không! Hình ảnh những chiếc võng mắc “chông chênh” trên tuyến đường TS khói lửa ấy đã chứng minh điều ngược lại: sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng.
b/Bài thơ
Tức cảnh Pác Bó(HồChí Minh -chương trình Ngữvăn 8)
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đáchông chênh dịch sửĐảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang