các bạn làm hộ mình 2 đề này viết đoạn văn ngắn thôi suy nghĩ của em về nhân vật ông giáo trog tác phẩm lão hạc viết một đoạn văn ngắn về buổi tựu trư

By Mackenzie

các bạn làm hộ mình 2 đề này viết đoạn văn ngắn thôi
suy nghĩ của em về nhân vật ông giáo trog tác phẩm lão hạc
viết một đoạn văn ngắn về buổi tựu trường đầu tiên của em

0 bình luận về “các bạn làm hộ mình 2 đề này viết đoạn văn ngắn thôi suy nghĩ của em về nhân vật ông giáo trog tác phẩm lão hạc viết một đoạn văn ngắn về buổi tựu trư”

  1. Mỗi nhân vật trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một mảnh đời, một số phận. Ta thương cảm xót xa cho cái chết đầy đau đớn dữ dội của lão Hạc, nhưng cũng không quên đi một ông giáo đầy bất hạnh. Nung nấu trong mình những ý định lớn lao, nhưng tất cả đều sụp đổ bởi “cơm áo không đùa với khách thơ”.

    Hai tiếng ông giáo đầy kính trọng, thiêng liêng. Ở cái đất quê mùa, ít học ấy mấy ai được người đời tôn xưng là ông giáo. Đó phải là người hiểu luân lí, lắm chữ nghĩa mới được gọi như vậy. Và ông giáo chính là một người như vậy.

    Dưới sự giới thiệu của Nam Cao, người đọc được biết đôi nét về tiểu sử của ông giáo.Thời trẻ ông giáo là một người chăm chỉ, ham học hỏi, sống có mục đích, lí tưởng, thứ ông quý hơn sinh mạng của mình chính là những cuốn sách. Nhưng cuộc sống đưa đẩy, đầy éo le, vào Sài Gòn lập nghiệp không được bao lâu, ông giáo ốm, trận ốm ấy đã khiến ông bán gần hết những gia sản mình có và mang về được một va li sách. Nếu như lão Hạc yêu quý cậu Vàng như thế nào thì ông lão cũng nâng niu những cuốn sách của mình như vậy. Nhưng lấy vợ, rồi cái nghèo cứ đeo bám, ông bán dần bán mòn những quyển sách của mình và giữ lại đúng năm quyển, tự hứa sẽ không bán chúng đi nữa. Nhưng cuộc đời cũng thật biết trêu đùa, con ông ốm đau, sài đẹn, ông phải làm sao? Đành bán vợi, bán dần những cuốn còn lại kia. Cuộc đời của ông giáo cũng chính là một bi kịch khác, bi kịch của một người trí thức nghèo.

    Ông giáo còn là một người có tâm lòng nhân hậu, luôn biết yêu thương và san sẻ với mọi người. Ông giáo là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho lão Hạc. Ông giao là nơi để lão Hạc chia sẻ tâm sự, vợi bớt đi bao nỗi buồn, đặc biệt là tư ngày con lão Hạc bỏ đi đồn điền cao su. Những bức thư con lão gửi về cũng chính là ông giáo đọc, để lão thỏa vơi nỗi nhớ con. Rồi khi lão Hạc bán chó, đau đớn, xót xa, tự trách mình, cũng chính ông giáo đã ở bên an ủi, động viên: “Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào. Thế là sướng”. Đối với ông giáo, lão Hạc là một người thân trong gia đình, ông thương cảm cho số phận bất hạnh của lão Hạc, vợ mất, một mình gà trống nuôi con, nay lại lụi cụi một mình khi đứa con trai bỏ đi. Lão Hạc nào có ai bên cạnh chăm sóc, ngoài sự quan tâm, sẻ chia của ông giáo.

    Dù gia cảnh cũng không khấm khá gì hơn lão Hạc. Nhưng nhìn cảnh lão Hạc sau khi gửi tiền tang ma sau này và giao mảnh vườn lại để cho con, phải ăn uống kham khổ, lấy củ khoai, củ ráy ăn thì ông giáo động lòng thương cảm muốn giúp đỡ. Ông giúp bằng chính cái tâm của mình, nhưng lại bị lão Hạc từ chối gần như là hách dịch. Ông hiểu lắm, bởi lão là người có lòng tự trọng, nên không muốn ai thương hại mình. Cái chết của lão Hạc cũng làm ông giáo bàng hoàng đau đớn. Đến bấy giờ ông mới thực sự hiểu hết con người lương thiện, nhân cách cao đẹp của lão Hạc: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.

    Ông giáo cũng là người rất hiểu chuyện, nắm bắt rõ tâm lí con người. Khi ông đem chuyện lão Hạc kể với vợ, mụ vợ gắt phắt đi vì cho rằng chính lão tự làm lão khổ nên mặc kệ lão. Ông giáo không trách vợ bởi: “Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên dược cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?Khi người ta đau khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.

    Ông giáo là nhân vật tư tưởng của nhà văn Nam Cao, ông đại diện cho Nam Cao phát biểu những suy nghĩ, quan niệm nhân sinh ở đời. Xây dựng nhân vật với chiều sâu tâm lí cho thấy biệt tài của tác giả, đồng thời cũng thể hiện niềm cảm thong sâu sắc của Nam Cao với những trí thức nghèo đương thời

    2.

    Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 8 – là năm học thứ 2 của mái trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất… Xào xạc… Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:” Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!” Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ… Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài học đầu tiên lớp 8.

    Trả lời
  2. ĐỀ 1:

    Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiến trình văn học Việt Nam đó chính là nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó; vì quá ăn năn hối hận nên lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.

    ĐỀ 2: Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.

    đề 1:hơi dài(sorry,bạn có thể chọn lọc)
    đề 2:bình thường(bạn có thể thêm câu vào)

    xin ctlhn

    Trả lời

Viết một bình luận