cảm nhận sau khi học bài thương thay thân phận con tằm bằng đoạn văn từ 7 đến 9 câu
0 bình luận về “cảm nhận sau khi học bài thương thay thân phận con tằm bằng đoạn văn từ 7 đến 9 câu”
trong bài cs dao trên đã cho chúng ta thấy được xhpk đương thời đã đày toạ, hành hạ người lao động rất khổ cực. họ đã gửi gắm những nỗi đau, sự hận xh ấy qua những bài ca dao này. t.giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ qua từ ”thương thay” được lặp lại 4 lần thể hiện sự sót sa thương cảm vs số phận khổ cực của ng lao động nhỏ bé , thấp cổ bé họng trg xh xưa. những động vật như ” con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc” là những động vật nhỏ bé , dưới đáy của xh, đó là tượng trung cho những ng nông dân nhỏ bé, thấp cổ bé họng, pk lao động cùng cực, pk lao động cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn nghèo đói, bị bóc lootj hết sức lao động và của cải. qua đó cho ta thấy đc xhpk thời xưa khổ cực, đày toạ ng nông dân pk nghèo đói. đồng thời phê phán xhpk cũ
Ca dao là tiếng lòng của người lao động trong xã hội xưa. Trong tiếng lòng ấy, ta nghe thấy lời tâm tình về tình yêu quê hương đất nước, lời tâm tình của lòng cha mẹ yêu con, lời của người con hiếu thảo, lời tha thiết nồng nàn của đôi lứa và cả những lời than cho kiếp người bị xã hội dập vùi. Một trong những lời than thân ấy là bài ca dao:
“Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.
 Đúc kết và dồn nén. Lời than đã chắt lọc những gì tiêu biểu nhất để rồi dùng một vài hình ảnh, từ ngữ giàu sức biểu đạt. Tập hợp hình ảnh bốn con vật: tằm, hạc, kiến, cuốc, mỗi con vật một số phận một dáng vẻ riêng là những ẩn dụ về con người, kiếp người trong xã hội cũ với nỗi khổ vì thiếu thốn vật chất và đè nén về tinh thần.
Bắt đầu từ thân phận con tằm:
“Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”
Sinh ra để làm tơ, nhả tơ, con tằm rút ruột mình để cho người sợi tơ óng. Lúc rút hết ruột mình cũng là lúc con tằm kết thúc đời tằm, chỉ còn xác nhộng vô tri. Làm đẹp cho người, tằm phải tự kết liễu đời mình. Một nắm lá dâu thôi, tằm cho những sợi tơ quý. Và khi lấy được tơ rồi, ngay lập tức, tằm bị rẻ rúng, bị gạt sang bên lề của cuộc sống. Người lao động xưa cũng thế, vắt kiệt sức mình, họ làm giàu cho bọn địa chủ, quan tham để rồi gục chết mà không nhận được chút lòng thương. Vứt xác tằm cũ, một lứa tằm mới lại được nuôi để hiến tơ. Kiếp người cũng thế, hết cha lại con, đời đời kiếp kiếp đem sức mình, còng lưng, sấp mặt làm ra của cải cho chúng chất thành núi còn thân xác ngày một xác xơ đến tận cùng như con tằm bị rút tơ. Mượn hình ảnh con tằm và sự bòn rút tận ruột gan, bài ca dao dồn nén bằng nghệ thuật ẩn dụ đã gợi ra bao nỗi thảm thương của thân phận con người trong xã hội phong kiến khi mà đất nước còn nô lệ. Và hơn hết ta thầm ước một sự đổi đời cho đất nước và mỗi kiếp người.
Từ con tằm rút tận cùng thân xác để cho tơ rồi chết trong sự ghẻ lạnh ta đến với con kiến cũng đáng thương không kém con tằm. Bản thân con kiến bé li ti, ai cũng biết và hẳn phần nó ăn cũng tí ti như thế. Vậy nhưng, lúc nào thấy kiến ta cũng gặp sự mải miết, vội vàng, không ngừng nghỉ. Nó kiếm mồi để còn nuôi kiến chúa. Thứ kiến to kềnh chỉ nằm trong hang sẵn chờ kiến thợ mang mồi về ăn. Nằm trong hệ thống hình ảnh ẩn dụ, “lũ kiến bé tí ti” chính là những kiếp người. Họ làm nhiều, rất nhiều đấy nhưng nào hưởng thụ được bao bởi phần lớn của cải họ làm ra phải dành cho “kiến chúa”, cho bọn chỉ chuyên “ngồi mát ăn bát vàng” không hiếm ở nông thôn xưa.
Cũng đáng thương không kém là hình ảnh chim hạc gầy gò. Cánh mỏi rã rời mà vẫn cứ phải bay. Không có điểm dừng, không biết khi nào dừng. Con chim hạc ấy cứ bay vô định, nhẫn nại, cam chịu… Kiếp người cũng thế, phận khổ và nghèo, làm lụng liên miên mà tương lai thì vô định, cố gắng mà vô vọng cả hạc và người của ca dao đem đến cho ta cảm giác ngậm ngùi thương thân hạc gầy, phận người nghèo khổ khốn cùng và ước một điểm dừng cho hạc nghỉ đôi cánh, ước một tia sáng của niềm hi vọng cho những con người đáng thương.
Cuối cùng là hình ảnh con cuốc, thân xác rạc gầy, tiếng kêu khắc khoải, tha thiết, quặn đau đến ứa máu mà nào ai thèm nghe. Tiếng kêu ấy theo gió, tan loãng vào không gian, tan loãng vào cõi đời và lòng người hờ hững, vô cảm. Lại một ẩn dụ sâu sắc về con người. Thấp cổ bé họng là cách mà người ta gọi những người nghèo khổ tận cùng trong xã hội, bởi thế, tiếng kêu của họ cũng như tiếng kêu kia của cuốc, ai đoái hoài, ai thương, ai cảm thông ?
Khép lại bài ca dao là tiếng kêu khắc khoải của con quốc. Tiếng kêu ấy da diết dội vào lòng ta. Những kiếp người và cuộc đời của tằm, kiến, của hạc, của cuốc trong bài ca dao đã là quá khứ. Cách mạng và sự đổi đời đã đem cho ta cuộc sống mới, nhưng khi đọc những lời than thân ấy của cha ông, ta càng hiểu hơn, càng thương hơn quá khứ đau thương, của dân tộc và trân trọng cuộc sống đủ đầy mà mỗi ngày ta đang được nhận.
trong bài cs dao trên đã cho chúng ta thấy được xhpk đương thời đã đày toạ, hành hạ người lao động rất khổ cực. họ đã gửi gắm những nỗi đau, sự hận xh ấy qua những bài ca dao này. t.giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ qua từ ”thương thay” được lặp lại 4 lần thể hiện sự sót sa thương cảm vs số phận khổ cực của ng lao động nhỏ bé , thấp cổ bé họng trg xh xưa. những động vật như ” con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc” là những động vật nhỏ bé , dưới đáy của xh, đó là tượng trung cho những ng nông dân nhỏ bé, thấp cổ bé họng, pk lao động cùng cực, pk lao động cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn nghèo đói, bị bóc lootj hết sức lao động và của cải. qua đó cho ta thấy đc xhpk thời xưa khổ cực, đày toạ ng nông dân pk nghèo đói. đồng thời phê phán xhpk cũ
hok tốt nha
Bài lm của mình nha:Và cho mình xin ctlhn với ạ….
Ca dao là tiếng lòng của người lao động trong xã hội xưa. Trong tiếng lòng ấy, ta nghe thấy lời tâm tình về tình yêu quê hương đất nước, lời tâm tình của lòng cha mẹ yêu con, lời của người con hiếu thảo, lời tha thiết nồng nàn của đôi lứa và cả những lời than cho kiếp người bị xã hội dập vùi. Một trong những lời than thân ấy là bài ca dao:
“Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Đúc kết và dồn nén. Lời than đã chắt lọc những gì tiêu biểu nhất để rồi dùng một vài hình ảnh, từ ngữ giàu sức biểu đạt. Tập hợp hình ảnh bốn con vật: tằm, hạc, kiến, cuốc, mỗi con vật một số phận một dáng vẻ riêng là những ẩn dụ về con người, kiếp người trong xã hội cũ với nỗi khổ vì thiếu thốn vật chất và đè nén về tinh thần.
Bắt đầu từ thân phận con tằm:
“Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”
Sinh ra để làm tơ, nhả tơ, con tằm rút ruột mình để cho người sợi tơ óng. Lúc rút hết ruột mình cũng là lúc con tằm kết thúc đời tằm, chỉ còn xác nhộng vô tri. Làm đẹp cho người, tằm phải tự kết liễu đời mình. Một nắm lá dâu thôi, tằm cho những sợi tơ quý. Và khi lấy được tơ rồi, ngay lập tức, tằm bị rẻ rúng, bị gạt sang bên lề của cuộc sống. Người lao động xưa cũng thế, vắt kiệt sức mình, họ làm giàu cho bọn địa chủ, quan tham để rồi gục chết mà không nhận được chút lòng thương. Vứt xác tằm cũ, một lứa tằm mới lại được nuôi để hiến tơ. Kiếp người cũng thế, hết cha lại con, đời đời kiếp kiếp đem sức mình, còng lưng, sấp mặt làm ra của cải cho chúng chất thành núi còn thân xác ngày một xác xơ đến tận cùng như con tằm bị rút tơ. Mượn hình ảnh con tằm và sự bòn rút tận ruột gan, bài ca dao dồn nén bằng nghệ thuật ẩn dụ đã gợi ra bao nỗi thảm thương của thân phận con người trong xã hội phong kiến khi mà đất nước còn nô lệ. Và hơn hết ta thầm ước một sự đổi đời cho đất nước và mỗi kiếp người.
Từ con tằm rút tận cùng thân xác để cho tơ rồi chết trong sự ghẻ lạnh ta đến với con kiến cũng đáng thương không kém con tằm. Bản thân con kiến bé li ti, ai cũng biết và hẳn phần nó ăn cũng tí ti như thế. Vậy nhưng, lúc nào thấy kiến ta cũng gặp sự mải miết, vội vàng, không ngừng nghỉ. Nó kiếm mồi để còn nuôi kiến chúa. Thứ kiến to kềnh chỉ nằm trong hang sẵn chờ kiến thợ mang mồi về ăn. Nằm trong hệ thống hình ảnh ẩn dụ, “lũ kiến bé tí ti” chính là những kiếp người. Họ làm nhiều, rất nhiều đấy nhưng nào hưởng thụ được bao bởi phần lớn của cải họ làm ra phải dành cho “kiến chúa”, cho bọn chỉ chuyên “ngồi mát ăn bát vàng” không hiếm ở nông thôn xưa.
Cũng đáng thương không kém là hình ảnh chim hạc gầy gò. Cánh mỏi rã rời mà vẫn cứ phải bay. Không có điểm dừng, không biết khi nào dừng. Con chim hạc ấy cứ bay vô định, nhẫn nại, cam chịu… Kiếp người cũng thế, phận khổ và nghèo, làm lụng liên miên mà tương lai thì vô định, cố gắng mà vô vọng cả hạc và người của ca dao đem đến cho ta cảm giác ngậm ngùi thương thân hạc gầy, phận người nghèo khổ khốn cùng và ước một điểm dừng cho hạc nghỉ đôi cánh, ước một tia sáng của niềm hi vọng cho những con người đáng thương.
Cuối cùng là hình ảnh con cuốc, thân xác rạc gầy, tiếng kêu khắc khoải, tha thiết, quặn đau đến ứa máu mà nào ai thèm nghe. Tiếng kêu ấy theo gió, tan loãng vào không gian, tan loãng vào cõi đời và lòng người hờ hững, vô cảm. Lại một ẩn dụ sâu sắc về con người. Thấp cổ bé họng là cách mà người ta gọi những người nghèo khổ tận cùng trong xã hội, bởi thế, tiếng kêu của họ cũng như tiếng kêu kia của cuốc, ai đoái hoài, ai thương, ai cảm thông ?
Khép lại bài ca dao là tiếng kêu khắc khoải của con quốc. Tiếng kêu ấy da diết dội vào lòng ta. Những kiếp người và cuộc đời của tằm, kiến, của hạc, của cuốc trong bài ca dao đã là quá khứ. Cách mạng và sự đổi đời đã đem cho ta cuộc sống mới, nhưng khi đọc những lời than thân ấy của cha ông, ta càng hiểu hơn, càng thương hơn quá khứ đau thương, của dân tộc và trân trọng cuộc sống đủ đầy mà mỗi ngày ta đang được nhận.