Câu 1: Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8 – 1925) nhằm mục đích A. đòi tăng lương, cải thiện làm việc của công nhân B. đòi giảm giờ làm,

By Natalia

Câu 1: Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8 – 1925) nhằm mục đích
A. đòi tăng lương, cải thiện làm việc của công nhân
B. đòi giảm giờ làm, cải thiện đời sống công nhân
C. ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc
D. giành chính quyền ở Sài Gòn về tay nhân dân
Câu 2: Giai cấp lãnh đạo phong trào “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá” (1919) đấu tranh chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo Nam Kì (1923) là
A. giai cấp tư sản mại bản
B. giai cấp tư sản dân tộc
C. tầng lớp tiểu tư sản
D. giai cấp công nhân
Câu 3: Trong thời kì sống và làm việc ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết bài đăng trên báo nào dưới đây?
A. Nhân đạo
B. Thanh niên
C. Nhân dân
D. Sự thật
Câu 4: Mục đích hoạt động cơ bản của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khi ra đời là
A. tập hợp quần chúng đấu tranh
B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin
C. xây dựng cơ sở trong quần chúng
D. lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp và tay sai
Câu 5: Tổ chức nào là hạt nhân dẫn tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929)?
A. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn
B. Tân Việt Cách mạng đảng
C. Việt Nam Quốc dân đảng
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Câu 6: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Năm 1929
B. Năm 1925
C. Đầu năm 1930
D. Năm 1932
Câu 7: Hậu quả lớn nhất của khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 đối với xã hội là
A. nhiều công nhân bị sa thải
B. hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ
C. xã hội phân hoá thành các tầng lớp giàu nghèo sâu sắc
D. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động
Câu 8: Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập năm 1936 với mục đích
A. nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ
B. tập hợp liên minh công nông
C. liên minh công nông đoàn kết với tư sản
D. tập hợp giai cấp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ
Câu 9: Chính sách nào được Chính phủ Mặt trận Nhân dân pháp thực hiện ở Đông Dương trong những năm 1936 – 1939?
A. Ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí
B. Đáp ứng các yêu sách của nhân dân
C. Chính sách kinh tế chỉ huy
D. Đầu tư khai thác thuộc địa
Câu 10: Nội dung của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương là gì?
A. Pháp phải cung cấp lương thực cho Nhật khi chúng ở Đông Dương
B. Pháp phải nhường cho Nhật một số thuộc địa ở châu Phi
C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự
D. Nhật và Pháp hợp tác về mọi mặt
Câu 11: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Nam Kì và khởi nghĩa Bắc Sơn là
A. nổ ra khi thời cơ chưa chín muồi
B. thành phần tham gia là binh lính
C. nhân cơ hội Nhật tiến vào Đông Dương, Pháp phải nhượng cho Nhật một số quyền lợi
D. tịch thu tài sản của đế quốc và tay sai chia cho dân nghèo
Câu 12: Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chính tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức nào?
A. Đội du kích Bắc Sơn
B. Đội Cứu quốc quân
C. Đội du kích Thái Nguyên
D. Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân
Câu 13: Những tỉnh lị giành được chính quyền đầu tiên trong Cách mạng tháng Tám là
A. Huế, Cần Thơ, Hải Dương, Bắc Giang
B. Yên Bái, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Bình
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
D. Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam
Câu 14: Sự kiện chủ yếu nào diễn ra trong năm 1946 đã củng cố nền móng cho chế độ mới ở nước ta?
A. Thành lập quân đội Quốc gia
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp
C. Thành lập Uỷ ban hành chính các cấp
D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước
Câu 15: Việc kí kết Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) đã thể hiện
A. sự nhượng bộ của ta trong việc phân hoá kẻ thù
B. sự thoả hiệp của Đảng và Chính phủ ta
C. sự hạn chế trong lãnh đạo của ta
D. vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 16: Sau Tạm ước (14/9/1946), ở miền Bắc thực dân Pháp khiêu khích tiến công quân ta ở những đâu?
A. Hà Nội – Bắc Ninh
B. Hải Phòng – Quảng Ninh
C. Lạng Sơn – Thái Nguyên
D. Hải Phòng – Lạng Sơn
Câu 17: Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, các cơ quan của Đảng, Chính phủ ta chuyển từ Hà Nội đến đâu?
A. Căn cứ địa Việt Bắc
B. Căn cứ địa Tây Bắc
C. Trung Quốc
D. Lào
Câu 18: Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) của Đảng cộng sản đông Dương là
A. đưa Đảng ra hoạt động công khai
B. thông qua các báo cáo chính trị quan trọng
C. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng
D. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị
Câu 19: Tác động của Hiệp định Giơ-ne-vơ đối với cách mạng Việt Nam là
A. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước
B. Mĩ không còn can thiệp vào Việt Nam
C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước




Viết một bình luận