Câu 1: Đặt hai câu hoàn chỉnh theo yêu cầu sau: a. Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? Để kể lại một công việc em thường giúp bố mẹ khi ở nhà b.

By Abigail

Câu 1:
Đặt hai câu hoàn chỉnh theo yêu cầu sau:
a. Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? Để kể lại một công việc em thường giúp bố mẹ khi ở nhà
b. Một câu có chủ ngữ trả lời câu hỏi cái gì?để nêu tên sự vật có đặc điểm hoặc hành động được miêu tả ở vị ngữ
Câu2:
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh,nhũn nhặn,ngay thẳng,thuỷ chung.can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam
a.Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào,của ai? Nêu ý nghĩa của văn bản đó.
b.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn được in đậm?Trình bày khái niệm của biện pháp tu từ đó.Nêu ngắn gọn hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ trong câu văn

0 bình luận về “Câu 1: Đặt hai câu hoàn chỉnh theo yêu cầu sau: a. Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? Để kể lại một công việc em thường giúp bố mẹ khi ở nhà b.”

  1. Câu 1 :

    a, Mỗi khi rảnh, em thường giúp bố mẹ dọn dẹp, nấu cơm , chăm sóc em trai khi ở nhà.

    b, Cái bàn này thật rộng và to. 

    Câu 2 : 

    a,

    $+$ Đoạn văn trên trích trong văn bản “Cây tre Việt Nam” của tác giả Thép Mới.

    $+$ Nội dung : Miêu tả hình ảnh cây tre Việt Nam. Và đặc biệt còn cho ta thấy cây tre là biểu tượng của dân tộc ta .

    b, $*$Cây tre xanh,nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung ,can đảm nha

    $+$ Biện pháp nhân hóa : từ in đậm

    $→$ Khái niệm : Biện pháp nhân hóa là dùng các từ ngữ vốn nó dùng để chỉ , tả con người sử dụng cho vật (con vật, sự vật, cây cối, …) làm cho vật trở nên gần gũi, thân thiện hơn .

    $→$Hiệu quả biện pháp tu từ ấy : 

    $+$ Làm cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi, thân thiện hơn .

    $+$ Giúp câu văn thêm phong phú, hấp dẫn hơn.

    $*$ Cây tre xanh,nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung ,can đảm nha

    $+$ Biện pháp liệt kê (gạch chân) – [Phần liệt kê học trong chương trình lớp 7.]

    $→$Khái niệm : Liệt kê là các từ ngữ, cụm từ được sắp xếp với nhau để diễn tả được đầy đủ mọi khía cạnh trong đề bài hay trong đời sống. 

    $→$ Hiệu quả : 

    $+$ Cho ta thấy rõ hình ảnh cây tre .

    $+$ Làm nổi bật cây tre là biểu tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

    Trả lời
  2. Câu 1:

    a. Em thường rửa chén, quét nhà và nấu ăn để phụ giúp ba mẹ .

    $→$ Đặt câu hỏi kiểm chúng: E, thường làm gì để phụ giúp ba mẹ?

    b. Quyển sách này thật đẹp và thật dễ thương.

    $→$ Đặt câu hỏi kiểm chứng: Cái gì thật đẹp và dễ thương?

    Câu 2:

    a.

    – Đoạn văn trên được trích từu Văn bản: Cây Tre Việt Nam

    – tác giả: Thép Mới

    – Ý nghĩa văn bản; Cây tre là người bạn thân của nông dân và nhân dân Việt nam. Cây tre có nhiều phẩm chất đáng quý và vẻ đẹp bình dị. Cây tre đã trở thành một biểu tượng cho đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

    b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong: Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

    $→$ Sử dụng biện pháp: Nhân hóa

    ( Sử dụng những từ chỉ tính chất của người chỉ cây tre)

    $→$ Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

    $→$ Hiệu quả sử dụng biện pháp trong câu văn: Làm tăng thêm sự sinh động cho sự diễn đạt. Làm cho hình ảnh cây tre vốn đã gần gũi, nay lại càng gần gũi hơn với con người. Biểu thi được suy nghĩ của tác giả, tình cảm của tác giả cho cây tre.

    $#tonhutieu624$

    Trả lời

Viết một bình luận