câu 1 : Để thiết kế được 1 mạch điện trong nhà, em cần thực hiện như thế nào ?
câu 2: để quạt ở gia đình được sử dụng tốt và bền lâu khi sử dụng cần chú ý những điều gì?
câu 3: Bản thân em và gia đình đã những biệt pháp nào để sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng
giúp mình vs mọi người ơi
mai mình cần gấp rồi
Chúc bạn học tốt!!!
câu 1 : Để thiết kế được 1 mạch điện trong nhà, em cần thực hiện như thế nào
Để có thiết kế mạch điện, em cần làm những bước:
Để lắp đặt một mạng điện, em thấy cần phải tính toán: vị trí lắp đặt, thiết bị điện, đồ dùng điện, cách đi dây,…
câu 2: để quạt ở gia đình được sử dụng tốt và bền lâu khi sử dụng cần chú ý những điều gì?
+ Kiểm tra các ổ cắm có bị hư hay không.
+ Không cho đồ dùng điện làm việc quá công suất định mức.
+ Thường xuyên lau chùi quạt
+ Đặt máy quạt ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và ít bụi.
+ Cần biết cách bảo quản tốt.
câu 3: Bản thân em và gia đình đã những biệt pháp nào để sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng
Phương pháp 1: Đối với hệ thống thiết bị chiếu sáng
1. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên
Mở tất cả các cửa và đón ánh sáng mặt trời! Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng ánh sáng tự nhiên thay cho ánh sáng của đèn nhân tạo, điều này giúp bạn tiết kiệm đáng kể lượng điện sử dụng. Hơn thế, đã có nhiều chứng minh cho thấy con người khi được tiếp xúc với ánh sáng thiên nhiên, đặc biệt vào buổi sáng, rất có lợi cho sức khỏe, làm cho tinh thần hưng phấn, tỉnh táo và tập trung hơn trong các hoạt động hàng ngày.
2. Thay đổi bóng đèn thắp sáng
Thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact huỳnh quang hoặc đèn LED là một trong những giải pháp thông minh để tiết kiệm nguồn năng lượng. Vì ánh sáng sợi đốt hoạt động theo nguyên lý dùng nhiệt, khoảng 95% điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng, chỉ còn 5% năng lượng điện tiêu thụ dùng để chiếu sáng, như vậy không tiết kiệm được điện. Trong khi đó, bóng đèn compact và đèn LED được biết đến là loại tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ hơn.
3. Tắt đèn khi đi ra khỏi phòng
Đây là cách đơn giản nhất để tiết kiệm điện và nó thực sự mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, để tiết kiệm tối đa, bạn có thể sử dụng nến! Thử tưởng tượng xem khung cảnh xung quanh sẽ trở nên rất tuyệt vời với những ánh nến lung linh, lãng mạn. Tuy nhiên nếu không thấy tiện, bạn chỉ cần dùng chúng từ một đến hai lần trong tuần, nhưng cần chú ý đến sự an toàn của mọi người khi dùng nến.
Phương pháp 2: Đối với các thiết bị sử dụng điện
1. Chọn mua các thiết bị phù hợp với nhu cầu của người sử dụng
Khi mua, bạn nên lựa tìm các thiết bị ít hao tổn hoặc tiết kiệm điện năng, chọn các thiết bị điện như: máy nóng lạnh, máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi… có kích cỡ, dung tích, công suất phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Vì các thiết bị có kích cỡ, dung tích, công suất càng lớn thì hao tốn càng nhiều điện năng hơn.
2. Rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng
Bạn có biết rằng các thiết bị được cắm điện vẫn tiếp tục tiêu tốn năng lượng, ngay cả khi chúng đã được tắt? Thậm chí một thiết bị nhỏ như: bộ sạc pin điện thoại được cắm điện sẵn khi cần thì dùng hay máy sấy tóc đều làm hao tốn một phần điện năng đáng kể. Vậy thì còn chần chờ gì nữa hãy rút phích cắm điện các thiết bị khi không có nhu cầu sử dụng như ti vi, máy tính, hệ thống loa đài âm thanh, quạt điện… là hành động thiết thực giúp bạn tiết kiệm điện.
3. Thay thế các thiết bị điện cũ
Thay thế các thiết bị điện đã sử dụng lâu ngày bằng các thiết bị mới được thiết kế có tính năng tiết kiệm điện, giảm lượng khí thải carbon, vừa tiết kiệm các chi phí sửa chữa đồng thời đảm bảo chất lượng khi dùng.
4. Cách sử dụng các thiết bị để tiết kiệm điện
Ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt… là các đồ vật được sử dụng thường xuyên và tiêu thụ nguồn năng lượng rất lớn. Do đó, để đạt hiệu suất cao khi dùng và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ cần thực hiện một số biện pháp sau:
– Máy điều hòa: Nhiệt độ nên để ở mức từ 25 độ C trở lên vào ban ngày và 27 độ C trở lên vào ban đêm. Đặt linh hoạt các chế độ trên điều khiển điều hòa cũng giúp bạn giảm tải việc tiêu hao điện năng, ví dụ: trời không quá nóng, độ ẩm cao nên để điều hòa ở chế độ Dry; ngược lại những ngày trời nắng nóng, độ ẩm thấp thì cần chuyển sang chế độ Cool. Định kỳ vệ sinh, bảo trì máy và tắt máy điều hòa nếu bạn rời khỏi phòng từ một giờ trở lên.
– Tủ lạnh: Vị trí đặt tủ cần khô thoáng, tránh xa các nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi… Hai mặt bên và sau lưng tủ phải cách tường tối thiểu 10 cm để đảm bảo không khí được lưu thông tự nhiên. Khi dùng chú ý không mở cửa tủ nhiều lần, thực hiện thao tác đóng và mở cửa tủ càng nhanh càng tốt. Không để thức ăn còn nóng vào trong tủ hoặc chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định. Điều chỉnh nhiệt độ ở mức phù hợp, tốt nhất để độ lạnh ở vị trí trung bình. Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra gioăng của tủ để không có tình trạng bị hở, gây lãng phí điện.
– Máy giặt: Sử dụng nước giặt với nhiệt độ bình thường, chỉ bật chế độ nước nóng khi thực sự cần thiết. Thực hiện giặt đồ khi đã đủ lượng quần áo theo tiêu chuẩn và thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng máy giặt. Một lưu ý nữa là máy giặt cửa trên sẽ tiết kiệm điện nhiều hơn so với máy cửa ngang.
– Bình nóng lạnh: Điều chỉnh nhiệt độ bình cho phù hợp, khoảng 40 độ C. Không nên bật bình nóng lạnh liên tục, làm vậy khiến bình dễ bị hỏng do dùng quá tải, gây nguy hiểm nếu tắm khi điện vẫn cắm mà xảy ra rò rỉ. Bạn nên đun lượng nước đủ dùng trong khoảng thời gian nhất định và ngắt điện trước khi sử dụng. Thay vì tắm bồn, bạn có thể dùng vòi sen. Do dùng vòi sen có thể tiết kiệm nước nóng hơn và không phải đun nhiều nước.
– Máy tính: Nếu máy tính của bạn chạy quá nhiều chương trình hoặc kết nối với USB, PC card… cũng khiến nó hao điện nhanh hơn. Vì thế, nên tắt bớt các chương trình, tháo bớt các thiết bị không cần thiết. Chọn chế độ Standby (Sleep) khi bạn muốn dừng làm việc trong thời gian ngắn để bảo vệ máy. Bên cạnh đó, nên giảm bớt độ sáng của màn hình hoặc tắt màn hình khi không sử dụng. Đây là việc làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho việc tiết kiệm năng lượng.
– Lò vi sóng: Bật lò vi sóng trong phòng chạy điều hòa hoặc đặt gần tủ lạnh là những sai lầm không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị mà còn gây lãng phí điện năng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chọn lựa đúng mức công suất với từng loại thực phẩm. Hạn chế hay thậm chí là không mở cửa lò vi sóng nhiều lần trong khi nấu cũng như đảm bảo cửa lò đã được đóng kín.
– Bàn là: Khi là quần áo nên chọn chế độ thích hợp với từng chất liệu vải, tập trung tất cả số quần áo cần dùng để là một lần trong tuần, làm vậy vừa tận dụng được độ nóng của bàn là vừa tiết kiệm thời gian. Đặc biệt không là quần áo còn ướt vì sẽ hao phí rất nhiều điện. Nhiệt nóng còn tích lại ở bàn là khá lâu, do đó vẫn có thể là thêm được ít quần áo mỏng sau khi rút phích cắm điện.
Phương pháp 3: Đối với nguồn năng lượng tái tạo
Ngày nay, khi tốc độ phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu năng lượng của con người cũng ngày một tăng lên. Tuy nhiên hiện nay, các nguồn năng lượng như than, dầu mỏ…đang giảm nhanh chóng và dần cạn kiệt. Công suất thủy điện cũng giảm dần do tác động của yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến lượng nước tại các hồ thủy điện và những tác động về mặt môi trường. Do vậy, việc khai thác, phát triển nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, mưa, sóng… là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Một thuận lợi rất lớn là các nguồn năng lượng tái tạo tồn tại khắp nơi, trên nhiều vùng địa lí. Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, phải nói đến năng lượng mặt trời hiện đang có xu hướng sử dụng ngày càng rõ rệt và đó sẽ là xu thế của thời đại mới.
Để sử dụng năng lượng mặt trời cung cấp điện năng cho các thiết bị điện, nó phải được chuyển đổi thông qua một thiết bị gọi là bộ chuyển đổi. Nếu lựa chọn sử dụng điện năng lượng mặt trời, bạn đã tận dụng được một nguồn năng lượng xanh và sạch, góp phần bảo vệ môi trường, giảm sự quá tải cho mạng lưới điện quốc gia đồng thời giảm được khoản chi phí tiền điện hàng tháng.