Câu 1 em hãy nêu Tính chất của Oxi, cách điều chế
câu 2,nêu Ứng dụng của Oxi?nêu khái niệm và phân loại , đọc tên Oxit, phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy)
Câu 1 em hãy nêu Tính chất của Oxi, cách điều chế
câu 2,nêu Ứng dụng của Oxi?nêu khái niệm và phân loại , đọc tên Oxit, phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy)
Câu 1:
– Tính chất của oxi:
+ Tính chất vật lí: là chất không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
+ Tính chất hóa học: là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, kim loại, hợp chất.
– Cách điều chế: khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Câu 2:
– Ứng dụng oxi:
+ Oxi dùng cho sự hô hấp
+ Oxi dùng cho sự đốt nhiên liệu
– Oxit: là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
+ Oxit axit ( thường la oxit của phi kim và tương ứng với một axit)
+ Oxit bazơ ( là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ)
– Phản ứng hóa hợp: là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
– Phản ứng phân hủy: là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra haii ha nhiều chất mới.
– Tính chất vật lí:
– Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí một ít. Oxi ta ít trong nước (ở `20^oC`, một lít nước chỉ hoà tan `31 ml` oxi). Dưới áp suất của khí quyển, oxi hoá lỏng ở – `183^oC`. Oxi lỏng có màu xanh da trời, bị nam châm hút.
– Tính chất hóa học:
– Oxi là một phi kim hoạt động mạnh. Độ âm điện của nó lớn (3,50, chỉ kém flo) nên trong tất của các dạng hợp chất, trừ hợp chất với flo, oxi đều thể hiện số oxi hoá -2.
– Oxi tạo ra oxit với hầu hết các nguyên tố.
– Tác dụng với kim loại:
– Nó phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại, trừ vàng và bạch kim.
Ví dụ : `2Ca+O_2->2CaO`
`3Fe + 2O_2`$\buildrel{{t^o}}\over\longrightarrow$`Fe_3O_4`
– Tác dụng với phi kim:
– Oxi cũng phản ứng trực tiếp với các phi kim, trừ halogen tạo thành oxit axit.
Ví dụ : 4P + 5O2 → 2P2O5 (t0)
– Hoặc tạo thành oxit không tạo muối.
Ví dụ : N2 + O2 →2NO (30000C hoặc sấm sét)
Tác dụng với các chất khác:
– Oxi tác dụng với các chất có tính khử, các hợp chất hữu cơ,…
Ví dụ: 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O (t0)
C2H5OH + 3,5O2 → 2CO2 + 3H2O (t0)
Điều chế:
a. Trong phòng thí nghiệm
– Phân hủy những chất giàu oxi, kém bền (như KClO3, H2O2,…)
Ví dụ: 2KClO3 → 2KCl + 3O2
b. Trong công nghiệp
– Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.