câu 1:Nêu nguyên nhân,hậu quả,biện pháp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
(1929-1933)
câu 2:Vì sao Đông Nam Á lại trở thành mục tiêu xâm lược của các nước phương tây?
câu 3:”Chiến tranh thế giới” là gì? Nguyên nhân,hậu quả của cuộc chiến tranh thế gới thứ nhất(1914-1918)
câu 1:Nêu nguyên nhân,hậu quả,biện pháp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) câu 2:Vì sao Đông Nam Á lại trở thành mục tiêu xâm lược của
By Rose
Câu 1: Nguyên nhân:
– Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền. Đảng cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.
– Hậu quả:
– 10/1929: + Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản .
+ Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng trăm chục năm, chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
– Biện pháp:
+ Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp…. tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế – xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Câu 2:
– Là 1 khu vực khá rộng, có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, nguồn nhân công rẻ mạt, thị trường tieu thụ lớn, chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu.
– Gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Đông-Ti-Mo, Xin-ga-po, Bru-nây.
Câu 3:
“Chiến tranh thế giới” là chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến.
– Nguyên nhân:
+ Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế, chính trị.
+ Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa -> các cuộc chiến tranh đế quốc.
– Hậu quả:
_ Chiến tranh gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
– Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
– Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước thắng trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp, Đức, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
– Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn tiếp tục phát triển, nổi bật là thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga.
Làm hơi cực, xin 5 sao ạ:(
CÂU 1:
a) Nguyên nhân:
– Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận => “cung” vượt quá “cầu”.
b) Hậu quả:
– Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
– Hàng trăm triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi.
– Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới mới đang đến gần.
c) Hướng giải quyết khủng hoảng:
* Mĩ – Anh – Pháp:
– Tiến hành cải cách kinh tế – xã hội.
– Nguyên nhân: có nhiều thuộc địa, thị trường; truyền thống dân chủ tư sản.
– Tiêu biểu: “Chính sách mới” của Mĩ.
* Đức – Italia – Nhật Bản:
– Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.
– Nguyên nhân: không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; là những quốc gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.
CÂU 2 :
Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:
– Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.
+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.
+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.
– Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…
– Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Chính trị – xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.
CÂU 3 :
– Chiến tranh thế giới là cuộc chiến có quy mô rộng lớn bao gồm tất cả châu lục và có rất nhiều quốc gia tham gia. Đây là kiểu chiến tranh tốn kém nhất và thiệt hại nhiều nhất về người. Thế giới đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Nguyên nhân sâu xa:
– Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
– Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân trực tiếp:
– Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
– Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:
– Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.
+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
– Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
– Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.