Câu 1 : Những ngày đầu khởi nghĩa nghĩa quân Lam Sơn đã gặp phải muôn ngàn khó khăn đó là khó khăn gì Câu 2 : Vì sao Lê Lợi giảng hoà và quân Minh ch

By Cora

Câu 1 : Những ngày đầu khởi nghĩa nghĩa quân Lam Sơn đã gặp phải muôn ngàn khó khăn đó là khó khăn gì
Câu 2 : Vì sao Lê Lợi giảng hoà và quân Minh chấp nhận yêu đầu đó
Câu 3 : Thời Lê Sơ đã đạt những thành tựu gì trong lĩnh vực : văn hoá , giáo dục, khoa học, nghệ thuật
Câu 4 : vào thế kỉ 18 kinh tế nông nghiệp ở đằng trong lại có nhiều điều kiện phát triển
Cầu 5: quần Tây Sơn đã lật đổ chính quyền họ Trịnh như nào
Câu 6 : Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền

0 bình luận về “Câu 1 : Những ngày đầu khởi nghĩa nghĩa quân Lam Sơn đã gặp phải muôn ngàn khó khăn đó là khó khăn gì Câu 2 : Vì sao Lê Lợi giảng hoà và quân Minh ch”

  1. câu 2 

    Nghĩa quân đã lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. + Trong khi đó, lực lượng quân Minh còn mạnh và làm chủ cả nước. => Vì vậy, mùa hè năm 1423 Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh để bảo toàn lực lượng.

    câu 6 

     Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ. – Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc.

    câu 5

    Để lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê đội quân Tây Sơn đã: Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. Nguyễn Nhạc tạm hòa với Trịnh để đánh Nguyễn. Năm 1777,quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong.

    Trả lời
  2. Câu 1

    Lực lượng còn yếu nên phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công của quâm Minh. Lương thực thiếu trầm trọng.

    Dẫn chứng : – Nhiều lần phải rut quân lên núi Chí Linh

    – Phải mổ voi , ngựa ( cả của Lê Lợi ) để nuôi quân

    – Phải tạm hòa với nhà Minh

    câu 2

    – Nghĩa quân lúc này tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có tinh thần chiến đấu dũng cảm, lực lượng cũng còn do đó để tiêu diệt được nghĩa quân, quân Minh cũng phải tốn không ít công sức.

    – Quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là nhằm thực hiện âm mưu dụ hòa, mua chuộc Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn cũng như nhân dân cả nước

    câu 3

    Về giáo dục, thi cử:

    + Ở các đạo, phủ đều có trường công.

    + Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

    – Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

    – Về khoa học, nghệ thuật:

    + Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

    + Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

    + Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

    + Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

    + Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

    + Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

    * Khác với thời Lý – Trần:

    – Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý – Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

    – Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.

    câu 4

    – Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,…

    – Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

    + Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

    + Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

    => Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

    Câu 5

    – Tháng 6 – 1786, được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân rồi tiến ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

    – Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, Tây Sơn tiến quân ra Bắc.

    – Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.

    – Ý nghĩa việc Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài :

    + Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.

    Câu 6:

    – Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

    – Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

    – Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

    – Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

    => Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

    Trả lời

Viết một bình luận