Câu 1 : nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN dến thế kỉ I có gì thây đổi ? Câu 2 : Trình bày chế độ cai trị của phong kiến P.Bắc đối với nước ta từ thế kỉ

By Ruby

Câu 1 : nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN dến thế kỉ I có gì thây đổi ?
Câu 2 : Trình bày chế độ cai trị của phong kiến P.Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Câu 3 : Nêu những nét chính về cuộc khởi nghĩa 2 bà trưng
Câu 4 : Những nét chính về cuộc khánh chiến trống quân xâm lược Hán năm 42 ,43
Câu 5 :
a, Họ Khúc dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ?
b, Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào ?
c, Kế hoạch đánh giặc của Ngô quyền chủ động độc đáo ở chỗ nào ?
( Giúp mk vs nha )

0 bình luận về “Câu 1 : nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN dến thế kỉ I có gì thây đổi ? Câu 2 : Trình bày chế độ cai trị của phong kiến P.Bắc đối với nước ta từ thế kỉ”

  1. 1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

    Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

    Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

    Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt…, hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi… để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

    Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

    2 .Trong các thế kỉ I – VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có sự thay đổi:

    – Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).

    – Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.

    – Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống nộp rất nặng nề.

    – Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.

    – Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.

    => Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc rất nham hiểm và tàn bạo, nhằm âm mưu “đồng hóa” người Việt.

    3 .* Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)

    – Tháng 3 – 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, quân khởi nghĩa chiếm được Mê Linh (Vĩnh Phúc), Cổ Loa (Đông Anh), Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh) buộc thái thú Tô Định phải trốn về nước. Khởi nghĩa thắng lợi Trưng Trắc lên làm vua đóng đô ở Mê Linh.

    – Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.

    – Ý nghĩa:

    + Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức, đô hộ của nhân dân Âu Lạc.

    + Khẳng định khả năng và vai trò của phụ nữ trong đấu tranh.

    * Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542 – 603)

    – Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ.

    – Năm 544, Lý Bí lên ngôi Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

    – Năm 545, nhà Lương đem quân sang xâm lược nước ta, Lý Nam Đế rút quân về Vĩnh Phúc rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục.

    – Năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương).

    – Năm 571, Lý Phật Tử (họ hàng với Lý Nam Đế), đem quân đánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi.

    – Năm 603, nhà Tùy đem quân sang xâm lược, Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

    * Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ:

    – Năm 905, Khúc Thừa Dụ đem quân đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ.

    – Năm 907, Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt và được nhân dân ủng hộ.

    – Ý nghĩa:

    – Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập tự chủ.

    – Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

    4 .Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán:

     Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.

    – Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Châu theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.

    – Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

    – Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.

     Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.

    5 . a,

     Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

    – Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra (tiêu biểu là khởi nghĩa Hoàng Sào)

    => Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

    – Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.

    – Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

    – Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

    – Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay đã:

    + Đặt lại các khu vực hành chính.

    + Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

    + Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.

    + Lập lại sổ hộ khẩu.

    b ,Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

    Ngô Quyền (898 – 944), người Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

    Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

    Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

    Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch – Quảng Tây – Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

    Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

    Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

    Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

    c, Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ: – Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,… – Độc đáo: + Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn…

    Trả lời

Viết một bình luận