Câu 1. Phân biệt các biến dạng của rễ, thân, lá, cho ví dụ Câu 3. A. Phân biệt hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn, cho ví dụ. B. Phân biệt hoa thụ phấn nh

By Sarah

Câu 1. Phân biệt các biến dạng của rễ, thân, lá, cho ví dụ
Câu 3.
A. Phân biệt hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn, cho ví dụ.
B. Phân biệt hoa thụ phấn nhờ gió, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
C. Tại sao khi trồng lúa, ngô người ta phải trồng ở nơi thoáng gió?
D. Thụ phấn là gì, thụ tinh là gì? Nêu mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh?
E. Quả và hạt do bộ phận nào phát triển thành? Hạt gồm những bộ phận nào, phân
biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm

0 bình luận về “Câu 1. Phân biệt các biến dạng của rễ, thân, lá, cho ví dụ Câu 3. A. Phân biệt hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn, cho ví dụ. B. Phân biệt hoa thụ phấn nh”

  1. Câu 1:

    * Các biến dạng của rễ

    – Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,…)

    – Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,…)

    – Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,…)

    – Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng…)

    * Có các loại thân biến dạng là :

    – Thân củ : cây su hào , cây khoai tây , …

    – Thân rễ : cây dong ta , cây gừng , …

    – Thân mọng nước : cây xương rồng , …

    *Có 6 loại lá biến dạng

    -lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước. vd: cây xương rồng.

    -lá biến thành tua cuốn: giúp cây leo lên. vd: cây đậu Hà Lan, mướp.

    -lá biến thành tay móc: giúp cây leo lên. vd: cây mây.

    -lá vảy: bảo vệ chồi. vd: cây dong ta.

    -lá dự trữ: dự trữ chất hữu cơ. vd: củ hành.

    -lá bắt mồi: bẫy côn trùng.

    Câu 3:

    A1. Hoa tự thụ phấn:

    – Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.

    – Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.

    Ví dụ: Chanh, cam.

    2. Hoa giao phấn:

    – Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài.

    – Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị – nhụy không chín cùng 1 lúc.

    Ví dụ: Ngô, mướp.

    B.

      *Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

      *Hoa tự thụ phấn nhờ gió:

    – Hoa thường tập trung ở ngọn cây 

    – Bao hoa thường tiêu giảm 

    – Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng

    – Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ

    – Đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông 

    C. Vì hạt phấn của cây ngô phát tán nhờ gió nên phải trồng lúa ngô ở nơi thoáng đãng

    D.

    – Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng )của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng )có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.

    – Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ .

    – Mối quan hệ giữa thụ phấn là thụ tinh : tiếp theo hiện tượng thụ phấn là thụ tinh ,dẫn đến tạo kết hạt và tạo quả . Nếu ko có quá trình thụ phấn thì sẽ ko có quá trình thụ tinh ,hạt phấn sẽ ko tiếp xúc được với vòi nhụy (tinh trùng của hạt phấn ko thể kết hợp với trứng có trong noãn) nên 2 quá trình này có mối quan hệ mật thiết với nhau.

    E.

    -Hạt do noãn đã thụ tinh phát triển thành

    -Quả do bầu nhụy phát triển thành

    -Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ

    Cây một lá mầm:
    – Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa …)
    – Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
    – Rễ chùm
    – Gân lá hình cung, song song
    – Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
    Cây hai lá mầm:
    – Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo …)
    – Rễ cọc
    – Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung…)
    – Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
    – Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )

    Trả lời

Viết một bình luận