Câu 1:Phong trào Thơ mới nở rộ trong khoảng thời gian nào? Em đã được học những tác phẩm nào của ai trong phong trào Thơ mới ở lớp 8? Kể thêm một số n

By Piper

Câu 1:Phong trào Thơ mới nở rộ trong khoảng thời gian nào? Em đã được học
những tác phẩm nào của ai trong phong trào Thơ mới ở lớp 8? Kể thêm một số
nhà thơ tiêu biểu của phong trào này mà em biết.
Câu 2:Qua một số bài thơ mới được học, em hãy chỉ ra điểm khác của thơ mới
so với thơ cũ (thơ Đường). Bài thơ “Nhớ rừng” của thế Lữ “mới” ở những điểm
nào?
Câu 3:Bài thơ nào góp phần mở đường cho sự thầng lợi của thơ mới? Nêu đặc
sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
Câu 4:Về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Hoài Thanh có nhận xét: “Đọc đôi bài,
nhất là bài nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dẫn vặt bởi
một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân
Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng đưoc.”(Thi nhân Việt
Nam.).Em hiểu thề nào về ý kiến đó, qua bài thơ hãy chứng minh.
Câu 5.Qua bài thơ “Ông đô” của Vũ Đình Liên, hãy chứng minh ý kiến: “Hai
nguồn thi cảm chính trong thơ Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài
cổ”
Câu 6:Chỉ ra những nét
của bài thơ Quê hương.
thuật đắc sắc làm nên cái hay và sức truyền cảm

0 bình luận về “Câu 1:Phong trào Thơ mới nở rộ trong khoảng thời gian nào? Em đã được học những tác phẩm nào của ai trong phong trào Thơ mới ở lớp 8? Kể thêm một số n”

  1. Câu 1:

    Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ Mới.

    – Tản Đà với bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”

    – Thế Lữ với bài thơ “Nhớ rừng”

    – Vũ Đình Liên với bài thơ “Ông đồ”

    – Tế Hanh với bài thơ “Quê hương”

    Một số nhà thơ:

    -Xuân Diệu: Vội vàng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ…

    -Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang…

    -Lưu Trọng Lư: Tiếng thu,…

    Câu 2: 

    Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái “tôi” của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

    Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,… Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu.

    Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái “tôi”, một cái “tôi” chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái “tôi” bấy giờ không làm việc “tải đạo” nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định

    Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội.

    Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới.

    Nhớ rừng của Thế Lữ là một bài thơ hay, tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của tác giả trên hai phương diện: tính điêu luyện, phóng khoáng, già dặn của Thơ mới và tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm. Bài thơ có một cấu tứ độc đáo: mượn lời con hổ trong cũi sắt của vườn bách thú nhớ về nỗi nhớ cảnh rừng xanh và những ngày oanh liệt của ngày xưa để nói lên niềm khao khát những cảnh tượng hùng vĩ, tự nhiên, ghét cảnh chăm sửa giả dối, khát khao được tự do biểu hiện sức mạnh tự nhiên của mình, khao khát được giải phóng cá tính. Bài thơ cũng gửi gắm chút tình cảm đối với thời oanh liệt nhất của đất nước. Bài thơ rõ ràng là lời của con hể rồi nhưng tác giả vẫn cứ chưa rõ thêm: Lời con hổ ở vườn bách thú, để tỏ rằng đây không phải là lời của con người. Lời chua này vừa có tác dụng che mắt, nhưng cũng có ý nhắc nhở các nhà suy diễn chớ suy diễn dễ dãi.

    Câu 3:

    bài thơ “Nhớ rừng” là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới là vì:

    + Thể thơ tự do

    + Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ

    + Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái “tôi” của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

    Câu 4:

    Nhắc về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, trong cuốn Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng lại được”. Qua nhận định ấy, Hoài Thanh muốn khẳng định những giá trị về nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừng. Thật vậy, những giá trị nghệ thuật chính là một điểm đặc sắc tạo ra khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc khi thưởng thức bài thơ này của Thế Lữ.

    – Trước hết, người đọc hình dung được một khung cảnh hùng vĩ, những âm thanh dữ dội của đại ngàn: cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già; tiếng gió ngàn, giọng nguồn thét núi; thét khúc trường ca dữ dội, đêm vàng bên bờ suối….

    – Nhịp điệu của bài thơ được tạo ra bởi những điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc: Với tiếng…; Nào đâu…; Nơi ta…

    – Giọng điệu bài thơ được tạo nên bởi những động từ mạnh, những biện pháp đối trong các câu thơ sóng đôi.

    Câu 6:

    Tế Hanh nhà thơ tạo nên bức tranh đầy màu sắc và sinh động về một làng quê ven biển, qua đó cũng là hình ảnh quê hương khỏe khoắn và thể hiện tình cảm của chính tác giả về quê hương vô cùng gần gũi và trong sáng.

    Trong bài thơ Quê hương tác giả đã sử dụng một số các biện pháp tu từ gồm có:

    • Biện pháp so sánh: “Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng” .Cánh buồm trắng hình ảnh quen thuộc được so sánh như là linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã” sự so sánh chiếc thuyền như tuấn mã đã giúp người đọc có cảm giác được sự mạnh mẽ của chiếc thuyền vượt qua mọi sóng gió biển cả. Động từ “hăng” được sử dụng thể hiện sự hiên ngang, sức sống mãnh liệt của chiếc thuyền.
    • Biện pháp tu từ nhân hóa:  cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” và hình ảnh “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”.
    • Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

    Bài thơ quê hương có nhiều yếu tố nghệ thuật cùng với sự sáng tạo trong các hình ảnh thể hiện sự quan sát, cảm nhận vô cùng sắc sảo của nhà thơ về cuộc sống miền biển. Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi khiến cho bài thơ thêm phần thi vị, bay bổng.

    Bài thơ Quê hương có sử dụng phương thức miêu tả và biểu cảm, chủ yếu yếu tố miêu tả giúp các yếu tố biểu cảm, trữ tình thêm phần rõ nét. Với sự kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm, trữ tình giúp bài thơ Quê hương thể hiện được tinh tế và đầy chân thực cuộc sống con người nơi đây.

    Đây là những ý cơ bản

    Dài quá bạn, thêm điểm đi, mk nói thật, ngại ghê á, bạn lên mạng cũng có đó

    Mk lm mấy câu r vote vs tim vs tlhn cho mk nha

    Trả lời

Viết một bình luận